Điểm tin bất động sản ngày 6/1/2023 cùng Rich Nguyen

0

Chính phủ quyết định làm lành mạnh thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu; Lượng môi giới bất động sản hiện nay chỉ còn khoảng 30 – 40% so với đầu năm 2022; Đất nền ven biển “xả” mạnh, nhiều thửa đất cắt lỗ 40%; Các công trình giao thông trọng điểm không về đích năm 2022, tiếp tục chờ sang năm 2023; “Ế ẩm” nhưng giá bất động sản nghỉ dưỡng vẫn tăng. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 6/1/2023 cùng Rich Nguyen.

1. Chính phủ quyết làm lành mạnh thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu

Sáng ngày 3/1, trình bày tóm tắt một số nội dung chính dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khải nêu rõ, chủ đề điều hành của năm 2023 được Chính phủ xác định là “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” với 6 quan điểm và trọng tâm chỉ đạo điều hành.

Về những vấn đề liên quan tới phát triển hạ tầng, Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý vấn đề tồn đọng và kéo dài đã được Bộ Chính trị cho chủ trương (8 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, 6 tổ chức tín dụng yếu kém, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy,…); tiếp tục xây dựng và hoàn thiện phương án xử lý với 4 dự án chậm tiến độ, cũng như kém hiệu quả còn lại để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến.

Chính phủ quyết làm lành mạnh thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu
Chính phủ quyết làm lành mạnh thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu

Ngoài ra, Chính phủ cũng tập trung ổn định, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững các thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng, tiền tệ. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục quản lý và điều hành chặt chẽ giá những hàng hóa quan trọng, dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá, đặc biệt là giá xăng dầu, điện, dịch vụ, hàng hóa quan trọng, thiết yếu khác. Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi gian lận thương mại, thao túng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Có giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.

2. Lượng môi giới bất động sản đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 – 40% so với đầu năm 2022

Thị trường BĐS phát triển nóng và sốt đất xảy ra rầm rộ ở nhiều mức độ khác nhau ở một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như khu công nghiệp, sân bay, cầu đường,… kéo theo sự hồi phục, hoạt động trở lại của các sàn môi giới, giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, từ cuối quý 2 năm 2022, thị trường BĐS bắt đầu ghi nhận dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt chính sách thắt chặt về tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác đã khiến tâm lý chung trên thị trường bất động sản là lo ngại, giao dịch bị trì hoãn, nhiều dự án đang triển khai phải nhấn nút “tạm dừng”.

Lượng môi giới bất động sản đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 40% so với đầu năm 2022
Lượng môi giới bất động sản đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 – 40% so với đầu năm 2022

Tình trạng này không chỉ kéo dài 1 – 2 tháng mà đã diễn ra suốt nửa cuối năm 2022 và càng về sau thì “sức khỏe” thị trường bất động sản, cũng như cộng đồng doanh nghiệp BĐS càng suy giảm. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS đã phải đóng cửa và tạm ngừng hoạt động. Những đơn vị còn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh và cắt giảm bộ máy nhân sự hoặc 1 nhân sự kiêm 2 – 3 việc để có thể sinh tồn. Thậm chí có những doanh nghiệp giảm tới 60 – 70% nhân sự và cắt giảm lương. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ tết sớm.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – Ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, thị trường BĐS khó khăn, đội ngũ môi giới BĐS là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên, nặng nề nhất. Ước lượng số lượng môi giới bất động sản đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 – 40% so với hồi đầu năm.

3. Đất nền ven biển “xả” mạnh, nhiều thửa đất cắt lỗ 40%

Theo báo cáo mới đây của trang batdongsan, ở giai đoạn cuối năm 2022, mức độ quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng ở các thủ phủ du lịch trên nền tảng trực tuyến được thể hiện qua lượt tìm kiếm đều giảm mạnh so với thời điểm đầu năm. Trong quý 4 năm 2022, tại Phú Yên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, các lượt tìm kiếm bất động sản ven biển giảm khoảng 48 – 51% trong khi ở Quảng Nam, Đà Nẵng, chỉ số này giảm từ 33 – 38% so với quý đầu năm. 

Đất nền ven biển “xả” mạnh, nhiều thửa đất cắt lỗ 40%
Đất nền ven biển “xả” mạnh, nhiều thửa đất cắt lỗ 40%

Dữ liệu trực tuyến của đơn vị này đã ghi nhận, lượng tin đăng chào bán các loại hình bđs ven biển 3 tháng cuối năm 2022 cũng giảm tốc. Quý 4/2022, lượng tin đăng bán bất động sản ở Khánh Hòa, Kiên Giang và Bình Thuận lần lượt giảm 19 – 20 – 24% so với quý 1/2022. 

Chỉ số này ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận mức giảm lần lượt 25 – 29 – 40%. Sự ế ẩm của các sàn trực tuyến không chỉ thể hiện qua lượt tin rao giảm và lượt tìm kiếm, cũng như mức độ quan tâm xuống thấp mà còn gặp khó khăn về thanh khoản.

XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 6/1/2023 CÙNG RICH NGUYEN TẠI ĐÂY:

 

4. Các công trình giao thông trọng điểm không về đích năm 2022 sẽ tiếp tục chờ sang năm 2023

Theo kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải, trong năm 2022 sẽ hoàn thành bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, tuyến tránh Quốc lộ 1 ở miền Tây gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Cam Lộ – La Sơn và Phan Thiết – Dầu Giây.

Các công trình giao thông trọng điểm không về đích năm 2022 sẽ tiếp tục chờ sang năm 2023
Các công trình giao thông trọng điểm không về đích năm 2022 sẽ tiếp tục chờ sang năm 2023

Tuy nhiên tới nay, chỉ có dự án Cam Lộ – La Sơn đã thông xe kỹ thuật, còn những dự án khác vẫn chưa thể hoàn thành đúng tiến độ đặt ra. Những dự án khác cũng chưa kịp hoàn thành trong năm 2022 có thể kể đến như Tuyến đường tránh Quốc lộ 1 hay Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội.

5. “Ế ẩm” nhưng giá BĐS nghỉ dưỡng vẫn tăng

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam về phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, quý 4 năm 2022, có 18 dự án chào bán và đưa ra thị trường 2561 sản phẩm và tập trung chủ yếu ở miền Nam. Nguồn cung chủ yếu chính là hàng tồn kho từ quý 3 trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều thách thức và hoạt động mở bán, đưa vào khai thác của 1 số dự án sẽ bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến. Tỷ lệ hấp thụ là khoảng 28%.

“Ế ẩm” nhưng giá BĐS nghỉ dưỡng vẫn tăng
“Ế ẩm” nhưng giá BĐS nghỉ dưỡng vẫn tăng

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, mặt bằng giá bán BĐS du lịch – nghỉ dưỡng ở thị trường sơ cấp tăng trung bình từ 12 – 15% so với năm 2021 vì những dự án mới có mức giá chào bán cao, khoảng từ 17 – 167 triệu đồng/m2. Lượng giao dịch căn hộ du lịch chưa tốt như kỳ vọng do còn điểm nghẽn về pháp lý trong bối cảnh lĩnh vực du lịch chưa phục hồi.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị: