Điểm tin bất động sản ngày 10/2/2023 cùng Rich Nguyen Academy

0
Điểm tin bất động sản ngày 10/2/2023 cùng Rich Nguyen
Điểm tin bất động sản ngày 10/2/2023 cùng Rich Nguyen

Bất động sản vẫn thu hút mạnh vốn FDI; Đề xuất áp thuế lũy tiến khi chuyển nhượng, nhà đầu tư hết thời “lướt sóng” bđs; Áp lực kép giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; Phó Thống đốc” Tín dụng bđs tăng gần 25%, không có chủ trương siết. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 10/2/2023 cùng Rich Nguyen Academy.

1. Bất động sản vẫn thu hút mạnh vốn FDI

Kinh doanh bất động sản hiện đang đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những ngành thu hút mạnh vốn đầu tư FDI năm 2022 với số vốn hơn 4,45 tỷ USD, chiếm khoảng 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký,… Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, trong năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 19/ 21 ngành kinh tế quốc dân. 

Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm khoảng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đáng chú ý là ngành kinh doanh bất động sản đang đứng thứ 2 với tổng số vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm khoảng 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Qua số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ngoại đầu tư vào bất động sản tính cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tức là tăng hơn 70% so với năm 2021.

Bất động sản vẫn thu hút mạnh vốn FDI
Bất động sản vẫn thu hút mạnh vốn FDI

Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản là một thị trường có tính chu kỳ. Đối với mỗi một chu kỳ, thị trường bđs có xu hướng trở nên phức tạp hơn và tạo ra nhiều cơ hội với các nhà đầu tư. Do đó, trước những khó khăn và cơ hội hiện hữu, thị trường nước ta sẽ cải thiện về chất lượng, cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Dự kiến trong năm nay, với sự quan tâm sát sao của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương,… các vướng mắc về pháp lý liên quan đến bất động sản dần được tháo gỡ. Đồng thời sẽ thúc đẩy hơn nữa các dòng vốn, trong đó có vốn FDI chảy vào lĩnh vực bất động sản.

2. Đề xuất áp thuế lũy tiến khi chuyển nhượng, nhà đầu tư hết thời “lướt sóng” bđs

Cơ quan quản lý đang tính áp dụng phương án tăng thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ. Theo đó, thuế suất càng cao khi tần suất giao dịch càng nhanh,…

Liên quan tới việc sửa Luật thuế thu nhập cá nhân, 1 đề xuất đáng chú ý được các cơ quan nghiên cứu là bổ sung quy định với thu nhập của cá nhân từ chuyển nhượng bđs theo thời gian nắm giữ, theo hướng áp dụng thuế suất cao hơn với việc giao dịch bđs mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn đề có mức độ điều tiết hợp lý, cũng như hạn chế tình trạng đầu tư và bong bóng bất động sản.

Khoản 5 Điều 3, Điều 14 và khoản 2 Điều 21, Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân đã quy định rõ thu nhập từ chuyển nhượng bđs gồm thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bđs. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bđs được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

Đề xuất áp thuế lũy tiến khi chuyển nhượng, nhà đầu tư hết thời “lướt sóng” bđs
Đề xuất áp thuế lũy tiến khi chuyển nhượng, nhà đầu tư hết thời “lướt sóng” bđs

Thuế suất với thu nhập từ chuyển nhượng bđs hiện nay được quy định ở mức 2% trên giá chuyển nhượng. Đáng chú ý là tại Điều 17 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn một số điều các nghị định về thuế quy định rõ mức giá chuyển nhượng bđs, đây chính là căn cứ để tính mức thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng.

Kinh nghiệm đánh thuế với thu nhập từ chuyển nhượng bđs để hạn chế tình trạng đầu cơ ở một số quốc gia cho thấy nhiều nước đã dùng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ. Đồng thời giảm sức hấp dẫn của đầu cơ bđs trong nền kinh tế, bao gồm thuế thu nhập cá nhân. 

Theo thống kê số tiền thu được từ thuế chuyển nhượng bất động sản và nhận thừa kế, nhận quà tặng là bđs năm 2022 đạt hơn 41.000 tỷ đồng, tăng hơn 20.000 tỷ đồng so với năm 2021. Khi sửa đổi quy định về áp thuế lũy tiến chuyển nhượng bđs sẽ tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bđs trên thị trường, cũng như tăng cao nguồn thu ngân sách nhà nước về bđs.

3. Áp lực kép giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Tính tới thời điểm chốt sổ, ước tính tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 80,63% kế hoạch và đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ, cũng như chưa đạt kỳ vọng. Năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công sẽ phải đối mặt với áp lực khi phải giải ngân số vốn kỷ lục và kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang,…

Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2022 và tình hình thanh toán vốn đầu tư công ước 1 tháng kế hoạch năm 2023 cho thấy, tỷ lệ ước ngân 1 tháng kế hoạch năm 2023 đạt được 1,72% kế hoạch. Nếu so sánh với kế hoạch Thủ tướng giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 1,81%, thấp hơn khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, vốn trong nước đạt khoảng 1,89%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (2,61%), vốn nước ngoài đạt chưa giải ngân được đồng nào trong khi đạt 1,01% vào cùng kỳ năm 2022.

Áp lực kép giải ngân vốn đầu tư công năm 2023
Áp lực kép giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, có 21/63 địa phương và 27/52 Bộ có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 80%. Đáng nói là trong đó có 1 địa phương và 8 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 50%.

Điểm tên những bộ và cơ quan TW có tỷ lệ giải ngân thấp, báo cáo của Bộ Tài chính cũng chỉ rõ, khoản NHNN hỗ trợ lãi suất 2% các ngân hàng thương mại chỉ đạt khoảng 96/16000 tỷ đồng, tương đương 0,6%. Giới phân tích cho biết, năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước kỷ lục, lên tới 756.111 tỷ đồng, chưa kể kế hoạch vốn năm trước chuyển sang sẽ tiếp tục tạo áp lực lớn cho việc giải ngân vốn năm nay.

Để thúc đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công làm bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công khẩn trương hướng dẫn, tổng hợp chung nhu cầu của các Bộ, cơ quan TW và địa phương về việc kéo dài thời gian bố trí vốn của dự án sử dụng ngân sách TW sang năm 2023. Đồng thời kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách TW năm 2022 sang năm 2023 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khải.

4. Tín dụng bđs tăng gần 25%, không có chủ trương siết

Sáng ngày 8/2, phát biểu tại Hội nghị Tín dụng bất động sản, quy tụ 20 tập đoàn lớn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, tín dụng bđs tăng mạnh nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nền kinh tế. Ông Tú cũng khẳng định rằng, lĩnh vực bất động sản có đóng góp lớn cho nền kinh tế. 

Trong thời gian qua, thị trường bđs mất cân đối cung – cầu, thiếu nhà ở cho người thu nhập trung bình và thấp, dư thừa phân khúc cao cấp, xảy ra tình trạng sốt đất cục bộ và sai phạm của một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu dẫn đến khủng hoảng, mất niềm tin trên thị trường. Tuy nhiên, không có chuyện ngân hàng siết tín dụng với lĩnh vực bất động sản.

Tín dụng bđs tăng gần 25%, không có chủ trương siết
Tín dụng bđs tăng gần 25%, không có chủ trương siết

Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng bđs là cao nhất trong các ngành và lĩnh vực, cũng như chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2022, thậm chí có những DN BĐS tăng tín dụng đến hơn 300% và có những tập đoàn tín dụng tăng 68 – 70%, trong khi tín dụng bình quân chung của toàn nền kinh tế chỉ tăng 13 – 14%. 

Cụ thể, NHNN đã điều hành đồng bộ và linh hoạt chính sách tiền tệ để bảo đảm ổn định vĩ mô; điều chỉnh chính sách tín dụng hợp lý, năm 2022 đã nới room thêm 1,5 – 2%; điều hành chính sách lãi suất hợp lý và tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, NHNN tiếp tục triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội (đã dành 3000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi với tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội). NHNN ban hành thông tư hướng dẫn và chỉ đạo các tổ chức tín dụng để 2% ở Ngân hàng chính sách xã hội (đạt khoảng 104.000 tỷ đồng), giúp Ngân hàng chính sách có nguồn tiền để triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó bao gồm ưu đãi nhà ở xã hội,…

Về cơ cấu tín dụng bđs, hiện nay, tín dụng cho vay mua nhà và sửa nhà với cá nhân chiếm 69%. Cơ cấu này cho thấy tín dụng bđs đang tập trung vào đáp ứng nhu cầu ở của người dân, giảm rủi ro và bảo đảm sự phát triển an toàn của thị trường. Đương nhiên, vẫn có tình trạng cá nhân nhập nhèm bđs phục vụ nhu cầu ở thực và vay để kinh doanh, đầu cơ.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị: