Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay đang thu thập ý kiến từ các cá nhân và tổ chức về Dự thảo Thông tư sửa đổi và bổ sung một số điều, ngưng hiệu lực thi hành khoản số 11 Điều 4 của Thông tư 16/2021/Thông tư-Ngân hàng Nhà nước ngày 10/11/2021 liên quan tới việc tổ chức tín dụng mua bán TPDN. Trước đó, NHNN đã ban hành Thông tư 16/2021 thay thế cho Thông tư 22/2016 và Thông tư 15/2018 về việc tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này tập trung đưa ra quy định chi tiết về việc các tổ chức tín dụng không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích góp vốn/ mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác, tái cơ cấu nợ, tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.
Nhiều ý kiến cho rằng: Việc NHNN đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Thông tư số 16: Cho phép các NHTM mua lại TPDN là thay đổi được nhiều thành viên thị trường kỳ vọng và khơi thông lại thanh khoản cho thị trường TPDN vốn trầm lắng đã lâu.
Trong bối cảnh hiện nay, khi áp lực mua lại TPDN tăng cao vì nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn, một số tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn vì đã phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong khi nhà phát hành không thể mua lại, nhất là doanh nghiệp BĐS đang gặp khó khăn về dòng tiền. Dự thảo Thông tư 16 sửa đổi có tác động như thế nào đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp? TPDN sẽ phục hồi cuối năm 2023 nếu ngân hàng không đứng ngoài cuộc? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay: Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 tác động ra sao đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp hiện nay?
1. Tại sao Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều thay đổi tại dự thảo sửa đổi Thông tư 16?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau phân tích chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngân hàng thương mại không mua được những trái phiếu họ từng bán ra cho nhà đầu tư, trái chủ, cá nhân dù có cam kết mua lại? Đó là thị trường TPDN đang tắc thanh khoản dù nhu cầu bán lại của người dân là rất lớn.
Giai đoạn tháng 12 năm 2022 có gần 50.000 tỷ trái phiếu được nhà phát hành mua lại trước hạn. Tuy nhiên, sang tới 2 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng mua lại chỉ khoảng 14.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của đơn vị nghiên cứu, chỉ báo này cho thấy doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang thiếu nguồn tiền để trả nợ.
Mặt khác, sẽ có khoảng 150.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn vào quý 2 và quý 3 năm 2023. Do đó, việc sửa đổi Thông tư số 16 để tổ chức tín dụng mà cụ thể là ngân hàng thương mại được tham gia, mua lại TPDN và được các thành viên thị trường nhìn nhận chính là động thái tích cực, hỗ trợ kịp thời dòng tiền cho thị trường trái phiếu.
Theo phía NHNN, hoạt động mua bán TPDN của các tổ chức tín dụng cho thấy phát sinh tiềm ẩn rủi ro vì chưa có quy định điều kiện về năng lực tài chính với nhà phát hành, cơ chế kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn chưa chặt chẽ,… Điều này dẫn đến hệ lụy là các doanh nghiệp thông qua việc phát hành trái phiếu để đặt cọc, mua cổ phần, góp vốn, bổ sung vốn lưu động, hợp tác kinh doanh hoặc thực hiện tăng vốn lớn trong khoảng thời gian ngắn để chứng minh năng lực tài chính.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lấy tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay đất thuê trả tiền mỗi năm chưa đủ điều kiện để nhận làm tài sản đảm bảo,… Chất lượng tài sản đảm bảo không cao sẽ gây rủi ro về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi nhà phát hành này bị mất khả năng thanh toán. Với những lý do này, NHNN đã đưa ra nhiều thay đổi ở dự thảo thông tư mới này.
XEM FULL BÌNH LUẬN ĐIỂM TIN TẠI ĐÂY:
2. Chuyên gia nhận định về tác động của Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 đến TPDN hiện nay
Theo ý kiến của diễn giả Rich Nguyen cùng các chuyên gia phân tích thị trường tại Rich Invest:
Việc dự thảo sửa đổi Thông tư 16 cho phép ngân hàng mua lại TPDN đã bán ra trước đó được nhìn nhận sẽ giúp tháo gỡ áp lực cho chính doanh nghiệp phát hành và ngân hàng thương mại khi nhiều nhà đầu tư đang yêu cầu được tất toán TP trước hạn, từ đó giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường TP.
Về mặt tích cực, dự thảo sửa đổi Thông tư 16 của NHNN có khá nhiều điểm tác động tích cực tới trái phiếu doanh nghiệp:
Thứ nhất, dự thảo cho phép ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc dùng vốn lưu động (Khoản 14 bổ sung cho điều số 4).
Điểm này nếu được áp dụng sẽ góp phần thuận lợi cho tổ chức tín dụng đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp để bổ sung vốn lưu động, thay vì phải gắn với phương án phát hành TPDN cụ thể, thường chỉ được xác định cho chương trình, dự án đầu tư tài sản cố định. Ngoài ra cũng phát huy được bản chất tín dụng của TPDN khi được mua và giám sát bởi tổ chức tín dụng.
Thứ hai, tổ chức tín dụng được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UpCOM mà tổ chức tín dụng trước đó đã bán ra tới trước ngày 31/12/2023 (Sửa đổi khoản số 11, Điều 4).
Đây là vấn đề có ý nghĩa nhất với các tổ chức tín dụng trong bối cảnh áp lực mua lại trái phiếu doanh nghiệp thời gian vừa qua, khi nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn để tháo gỡ áp lực mà một số tổ chức tín dụng đang gặp phải vì trước đó đã phân phối cho nhà đầu tư trong khi tổ chức phát hành trái phiếu gặp khó khăn về dòng tiền và không thể mua lại.
Ngoài ra, việc sửa đổi này cũng hợp lý trong bối cảnh thị trường thứ cấp tập trung trên HNX chưa đi vào hoạt động, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng với tổ chức phát hành và cũng là khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng.
Mặt khác, việc sửa đổi này cũng góp phần giảm trái phiếu “trôi nổi” trên thị trường đang được sở hữu bởi nhà đầu tư cá nhân với thông tin căn bản là “mù tịt” về tổ chức phát hành nếu doanh nghiệp chưa niêm yết.
Thứ ba, tổ chức tín dụng phải sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán khoản tiền mua trái phiếu doanh nghiệp cho nhà phát hành hoặc bên bán trái phiếu doanh nghiệp (Khoản số 16 được bổ sung cho Điều 4).
Quy định này sẽ kiểm soát giao dịch và mục đích dùng vốn của doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình quản trị rủi ro, cũng như giám sát tín dụng. Điều này để tránh tình trạng giao dịch tiền mặt, nên mục đích sử dụng vốn khó có thể bảo đảm việc xác minh và đánh giá bởi tổ chức tín dụng và các bên độc lập như kiểm toán mục đích dùng vốn.
Những điểm bổ sung giúp dự thảo mang tính chặt chẽ hơn cũng cần phải lưu ý một vài điểm như sau:
Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 bổ sung quy định về việc TCTD chỉ được mua TPDN khi hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu không vượt quá năm lần dựa trên báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán nhằm tránh việc mua trái phiếu của các công ty dự án có đòn bẩy tài chính rất cao. Các quy định khác vẫn được giữ gồm việc kiểm soát NPL thấp hơn 3%; mục đích dùng vốn, phương án bảo đảm thanh toán đúng hạn và không có nợ xấu trong 1 năm gần nhất trên CIC. Tuy nhiên, việc cơ cấu lại nợ hoặc tái tài trợ vẫn chưa được dự thảo sửa đổi và nợ xấu TP đang tăng. (Nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp tính trên non-bank bonds là 12% và riêng trái phiếu bất động sản thì default ratio là 20,17% vào ngày 17/03, có xu hướng tiếp tục tăng).
Vì vậy, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư 16 được giữ nguyên thì cũng chưa có tác động nhiều tới việc giải quyết vấn đề trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và trong đó có tín dụng BĐS. Điều này sẽ tạo áp lực lên tỷ lệ nợ xấu vào thời gian sắp tới nếu không được tái cơ cấu.
Giải pháp này tập trung vào khía cạnh kỹ thuật hơn vì mấu chốt vẫn là sự cải thiện về dòng tiền từ doanh nghiệp nhưng triển vọng hiện tại chưa cho thấy dấu hiệu tích cực. Do đó, tác động chéo sang chất lượng tín dụng của các ngân hàng là hiện hữu.
Bởi vì khi một doanh nghiệp chậm trả trái phiếu thì sau đó có khả năng chậm trả nợ ngân hàng và khi quá hạn 91 ngày sẽ vào nhóm 3 – Nợ dưới chuẩn, mức lập dự phòng 20% và quá 181 ngày sẽ vào nhóm 4 – Nghi ngờ, 50% dự phòng và nhóm xấu nhất là nếu chậm trả hơn 1 năm thì sang nhóm 5 – Mất vốn, 100% dự phòng nợ xấu.
Vấn đề này nên được đánh giá cụ thể và có các chính sách tiếp theo để có thể giải quyết vấn đề trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, cũng như giảm thiểu rủi ro sang nợ xấu tín dụng ngân hàng. Liên quan tới vốn cho thị trường BĐS, hiện nóng nhất là vấn đề trái phiếu. Năm 2023 sẽ có khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Việc phải mua lại lượng TPDN này đang gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp BĐS.
Để giải quyết nguồn vốn cho lĩnh vực BĐS, dòng vốn từ hoạt động M&A được xem là rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã đề nghị ngân hàng cho vay để tài trợ phần vốn thiếu hụt trong giao dịch M&A được xem là rất quan trọng.
Thế nhưng, dự thảo sửa đổi thông tư số 16 đưa ra những hạn chế về việc tổ chức tín dụng không được mua lại trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu lại các khoản nợ của DN hoặc mua phần vốn góp tại DN khác, điều này sẽ tạo ra khó khăn cho DN khi không có nguồn vốn từ ngân hàng để hỗ trợ hoạt động tái cấu trúc tài chính thông qua các giao dịch M&A. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh nhu cầu vốn cho các giao dịch M&A được dự báo sẽ tăng cao trong năm 2023.
Nhìn chung, nếu muốn khai thông vốn tín dụng và các nguồn vốn khác, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải được cải tổ một cách toàn diện, thực chất nhất. Nếu chúng ta đi tìm các giải pháp để khai thông nguồn vốn mà hệ thống tuần hoàn những nguồn vốn đó là ngân hàng và hệ thống ngân hàng chưa hoạt động hiệu quả thì việc khai thông nguồn vốn chỉ mang tính ngắn hạn, giải quyết tình thế mà thôi.
Và hãy luôn nhớ rằng:
KHI LƯỢNG TIỀN TRONG XÃ HỘI LÀ MỘT HẰNG SỐ KHÔNG ĐỔI, NẾU CÓ KẺ NHIỀU LÊN ẮT PHẢI CÓ KẺ KHÁC ÍT ĐI
Bạn kiếm được tiền thì có nghĩ là đã có người mất tiền. Tiền không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
Trong thế giới kinh doanh, câu nói “Đồng tiền nằm im là đồng tiền chết” đã trở thành một tuyên ngôn quen thuộc. Nó thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận.
Khái niệm quay vòng tiền tệ có nghĩa là sử dụng tiền để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận và sau đó sử dụng lợi nhuận đó để đầu tư tiếp. Nếu tiền chỉ đơn giản là đồng xu ở trong tài khoản ngân hàng hoặc trong tủ đồng hồ, nó sẽ không sinh ra lợi nhuận. Vì vậy, để tạo ra lợi nhuận, tiền phải được đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có tiềm năng sinh lợi.
Để quay vòng tiền tệ hiệu quả, các nhà đầu tư cần có một chiến lược đầu tư hợp lý và hiểu rõ về tình hình thị trường. Đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có tiềm năng sinh lợi cao, có khả năng tăng trưởng và có thể cung cấp lợi ích cho cả nhà đầu tư và xã hội là một chiến lược đầu tư thông minh.
Tuy nhiên, việc đầu tư cũng có những rủi ro. Nếu không có kế hoạch đầu tư cẩn thận, các nhà đầu tư có thể mất tiền hoặc bị thua lỗ. Đây là lý do tại sao việc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào một hoạt động kinh doanh là rất quan trọng.
Các nhà đầu tư cũng cần hiểu rằng không có gì là hoàn toàn đảm bảo trong việc đầu tư và quay vòng tiền tệ. Tuy nhiên, nếu những quyết định đầu tư được đưa ra một cách cẩn thận và hiệu quả, việc quay vòng tiền tệ có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.
—————-
Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:
- Website: RICH NGUYEN
- Youtube: RICH NGUYEN
- Fanpage: Rich Nguyen Academy
- Facebook diễn giả: Rich Nguyen