Home Top News

Top News

Top News

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Theo nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, cả nước ta tới đây sẽ tiến hành sáp nhập còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Dưới đây bài viết sẽ cập nhật dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập. Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Về tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm hành chính (tỉnh lỵ) của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, dự kiến như sau: – 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Cao Bằng – 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất gồm: + Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang. + Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái. + Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên. + Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ. + Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang. + Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên. + Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng. + Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình. + Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình. + Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng. + Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi. + Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. + Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. + Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng. + Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk. + Hợp nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TPHCM. + Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai. + Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Long An. + Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ. + Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long. + Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. + Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau. + Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu sáp nhập Mục tiêu của việc sắp xếp là xây dựng chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu quả, gần dân, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát triển kinh tế (chú trọng kinh tế tư nhân), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao đời sống nhân dân. Sau khi Trung ương thống nhất, Chính phủ và địa phương sẽ xây dựng phương án chi tiết việc sáp nhập tỉnh, thành, xác định tên gọi, trung tâm hành chính mới, để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5-6 tới đây. Trên đây là..

Giải đáp người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không

Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu đây cũng là vấn đề bạn đang thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp chi tiết nhé. Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không? Với thắc mắc người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không, bạn đọc có thể tham khảo ngay nội dung của Nghị định 100/2024/NĐ-CP để có được câu trả lời thỏa đáng. Cụ thể tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội. Theo đó, trường hợp dự án có đối tượng ưu tiên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 79 của Luật Nhà ở thì được ưu tiên mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định. Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên này trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án. Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của Danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm. Như vậy với quy định như trên, người khuyết tật và người có công với cách mạng được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định. Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án. Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm. Hiện nay, theo Luật Nhà ở 2025, có 5 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội gồm: Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới. Trường hợp có nhiều người cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ xét duyệt theo thứ tự ưu tiên nêu trên. Quy định hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội hiện nay Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội gồm: – Đơn mua nhà ở xã hội. – Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội như: Giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng hoặc giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ (bản sao chứng thực); giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo theo quy định; giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; giấy tờ chứng minh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác theo hướng dẫn của Bộ Công an. – Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở. – Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập như: Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội; giấy kê khai về điều kiện thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội đối với đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị (trường hợp không có hợp đồng lao động). Trên đây là giải đáp người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không, hy vọng đã mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Cảnh giác với nhiều chiêu thức lừa đảo tinh vi trong giao dịch bất động sản

Trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng sôi động, các chiêu trò lừa đảo cũng trở nên tinh vi và khó lường hơn. Từ việc giả mạo giấy tờ pháp lý, mạo danh chủ nhà cho đến hứa hẹn “chạy” dự án, không ít người đã sập bẫy và mất trắng hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Doanh nghiệp mất tiền tỷ vì tin “chạy” dự án Ngày 4/4, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt Ngô Bích Thủy (SN 1972, trú tại quận Đống Đa) 18 năm tù về hai tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo cáo trạng, cuối năm 2020, anh Nguyễn Ngọc A. – Giám đốc Công ty S – có nhu cầu tìm đất mở xưởng sản xuất. Qua giới thiệu, anh A. gặp Thủy và được người này tự xưng “có quan hệ với lãnh đạo thành phố” và có thể xin được dự án đầu tư khu đất 6.000m² ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Ngày 8/1/2021, Thủy yêu cầu chi phí “chạy dự án” là 2 tỷ đồng. Để tạo lòng tin, Thủy cam kết nếu không xin được dự án, sẽ mua lại với giá gấp rưỡi. Tin tưởng, anh A. chuyển tiền và hai bên có ký giấy cam kết. Tuy nhiên, sau đó Thủy không thực hiện như hứa mà dùng tiền để trả nợ cá nhân. Ngoài ra, Thủy còn lừa ông Ôn Quốc H. hơn 2 tỷ đồng bằng cách hứa làm sổ đỏ trong vòng một năm. Sau khi nhận đủ giấy tờ, Thủy thuê người làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông H., rồi yêu cầu ông chuyển 1,3 tỷ đồng để lấy “bản gốc”. Thủy tiếp tục viện lý do chưa cập nhật hệ thống nên khuyên ông H. “cất sổ kỹ”, đồng thời nhận thêm tiền để “làm giấy phép xây dựng”. Đến tháng 10/2023, ông H. kiểm tra và phát hiện sổ đỏ là giả. Cơ quan chức năng xác định Thủy đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 4 tỷ đồng từ hai nạn nhân. Hơn 10 tỷ đồng bị lừa từ chiêu cho thuê nhà trọ Một vụ lừa đảo khác cũng gây chú ý thời gian gần đây là của Lê Thị Vinh (sinh năm 1991, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội). Theo cáo trạng, Vinh lợi dụng việc cho thuê nhà để chiếm đoạt tiền của hàng chục người. Do cần tiền đầu tư vào các “đơn hàng online” trên Telegram và chi tiêu cá nhân, Vinh đã đăng tin cho thuê nhà trên phố Nguyễn Ngọc Vũ lên Facebook để lừa người đặt cọc. Dù toàn bộ 26 phòng từ tầng 1 đến tầng 5 đã được cho thuê từ tháng 8/2023 trong thời hạn 5 năm, Vinh vẫn tiếp tục đăng tin và nhận tiền từ người mới. Vinh tự nhận là chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, đưa cho khách xem bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – thực chất là sổ đỏ của một mảnh đất khác. Sau khi nhận tiền, Vinh viện đủ lý do để không bàn giao nhà, đồng thời tiếp tục lặp lại chiêu trò với người khác. Từ tháng 8/2023 đến tháng 1/2024, Vinh đã chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng của 24 nạn nhân, trong đó có người bị lừa tới 800 triệu đồng. >> Giải đáp sang tên sổ đỏ có cần đo lại đất không Các vụ việc trên là lời cảnh báo về thủ đoạn ngày càng tinh vi trong các giao dịch bất động sản. Người dân cần cẩn trọng kiểm tra giấy tờ pháp lý và xác minh thông tin tài sản trước khi đặt cọc hay chuyển tiền. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sẵn sàng đàm phán giảm thuế nhập khẩu với Mỹ về 0%

Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hoá Mỹ. Thông tin chi tiết về cuộc điện đàm sẽ được cập nhật ngay trong bài viết này. Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ giữa hai quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao cuộc trao đổi, trong đó hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác song phương, đóng góp cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo cùng đánh giá quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp trên tất cả lĩnh vực. Về quan hệ thương mại song phương, hai nhà lãnh đạo cùng trao đổi các biện pháp để tiếp tục thúc đẩy việc giao thương, trong đó Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ. Tổng Bí thư cũng cho biết Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn nữa hàng hóa từ Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty từ Mỹ tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ cùng trao đổi để sớm ký một thoả thuận hợp tác song phương giữa hai nước, nhằm cụ thể hoá những cam kết trên. Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump Việt Nam sẵn sàng trao đổi để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ là một trong những nội dung tại cuộc điện đàm vừa diễn ra tối 4/4 giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm trân trọng mời Tổng thống Donald Trump và Phu nhân sớm thăm lại Việt Nam. Tổng thống Donald Trump vui vẻ nhận lời và bày tỏ mong muốn sớm gặp lại Tổng Bí thư Tô Lâm, đồng thời trân trọng nhờ Tổng Bí thư Tô Lâm chuyển lời thăm hỏi thân tình tới các lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Chia sẻ trên mạng xã hội Truth Social ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã có cuộc điện đàm rất hiệu quả với Tổng Bí thư Tô Lâm. “Thay mặt quốc gia, tôi cảm ơn ông ấy, và tôi đã nói rằng tôi mong chờ một cuộc gặp trong tương lai gần”, Tổng thống Trump viết. Trước đó, chiều 4/4, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã cùng lãnh đạo các bộ, ngành họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Mỹ. Đề xuất giảm thuế hàng Mỹ về 0%: Một nước cờ chiến lược Việc Việt Nam chủ động đề xuất giảm thuế quan với hàng hóa Mỹ xuống 0%, trong cuộc điện đàm ngày 4.4.2025 giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald J. Trump, là một nước cờ chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng leo thang. Thuế quan từ lâu đã được ví như một con dao hai lưỡi – áp lên người khác cũng là tự làm khó mình. Các nghiên cứu kinh tế cho thấy thuế quan làm tăng giá hàng hóa, giảm sức cạnh tranh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng nội địa và ảnh hưởng tiêu cực tới chuỗi cung ứng. Trừ khi phục vụ mục đích chính trị hoặc tâm lý (tạo cảm giác “thắng thế”), phản ứng khôn ngoan nhất khi bị áp thuế là không phản pháo, nhằm tránh làm tình hình xấu hơn. Việt Nam không chỉ tránh đối đầu với chính quyền Tổng thống Trump mà còn đi trước một bước: đề xuất giảm thuế về 0%. Bước đi này (hy vọng) giúp duy trì xuất khẩu sang Mỹ – thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 136 tỷ USD năm 2024 – đồng thời mở đường cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ, vào Việt Nam với giá cạnh tranh hơn. Tổng Bí thư Tô Lâm đã tặng Trump một món quà PR đúng thời điểm – chứng minh chính sách cứng rắn của ông có hiệu quả, khi Việt Nam thể hiện nhượng bộ ngay tức thì nhằm củng cố quan hệ song phương. Thị trường đã phản ứng tích cực: cổ phiếu của các đối tác sản xuất lớn tại Việt Nam như Nike, adidas… quay đầu tăng mạnh. Như vậy, đề xuất giảm thuế 0% của Việt Nam không chỉ tránh đối đầu thương mại mà còn tận dụng thời cơ chiến lược: thiết lập quan hệ vững chắc với Mỹ trong bối cảnh Trump ưu tiên lợi ích đơn phương. Đây là bước đi khôn ngoan, vừa thực tế – bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia – vừa chiến lược – tạo vị thế có lợi trong “cuộc chơi mới” của nước Mỹ. Trên đây là tin tức Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump, sẵn sàng đàm phán giảm thuế nhập khẩu với Mỹ về 0%. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên..

2 thay đổi lớn với đất không có giấy tờ trước 01/7/2014

Những ai đang sử dụng đất không có giấy tờ trước 01/7/2014 cần chú ý 2 thay đổi lớn được quy định trong Luật Đất đai 2024 mới nhất. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật ngay trong bài viết này. Thay đổi điều kiện công nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ theo Luật Đất đai 2024 Theo Điều 138 Luật Đất đai 2024, việc công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ trước ngày 01/7/2014 được chia thành hai trường hợp: Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định trước các mốc thời gian: trước ngày 18/12/1980, từ 18/12/1980 – 15/10/1993, và từ 15/10/1993 – 01/7/2014. Nếu không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền và được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp, sẽ được công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 vẫn có thể được công nhận nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 5 Điều 138 Luật Đất đai 2024. Cụ thể, người thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo khoản 1 Điều 118, đã sử dụng đất ở hoặc đất phi nông nghiệp trước ngày 01/7/2014 mà không có giấy tờ theo Điều 137, có hộ khẩu thường trú tại khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, và được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp, sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất. So với Luật Đất đai 2013, quy định này không thay đổi về bản chất mà chỉ kéo dài thời điểm công nhận quyền sử dụng đất thêm 10 năm, từ 01/7/2004 lên 01/7/2014. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở trường hợp thứ hai, khi điều kiện công nhận được quy định rõ ràng hơn, giúp tăng cơ hội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất không có giấy tờ. Đất lấn, chiếm từ sau 01/7/2014 không được cấp sổ đỏ Theo khoản 5 Điều 139 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vi phạm từ ngày 01/7/2014 trở đi sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và bị xử lý theo quy định. Cụ thể, có hai trường hợp bị từ chối cấp sổ đỏ: – Lấn, chiếm đất công cộng: Bao gồm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng (sau khi Nhà nước đã công bố và cắm mốc), lòng đường, lề đường, vỉa hè (sau khi công bố chỉ giới xây dựng), hoặc đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác. – Lấn, chiếm đất nông, lâm trường: Áp dụng đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường mà Nhà nước đã giao không thu tiền sử dụng đất, nếu hành vi lấn, chiếm xảy ra sau ngày 01/7/2014. Ngoài ra, nếu hộ gia đình, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai do lấn, chiếm đất để làm nhà ở sau ngày 01/7/2014, Nhà nước sẽ không bồi thường về đất khi thu hồi. >> Xem thêm: Giải đáp sang tên sổ đỏ có cần đo lại đất không? Trên đây là 2 thay đổi lớn với đất không có giấy tờ trước 01/7/2014, hy vọng đã cung cấp tới quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Giá rao bán đất vùng ven tăng cao và cảnh báo từ chuyên gia

Hai tháng đầu năm 2025, thị trường BĐS ghi nhận giá rao bán đất vùng ven tăng cao. Đặc biệt khi có thông tin sáp nhập tỉnh, thành, giá đất tại nhiều địa phương có dấu hiệu bị “thổi giá”. Các địa phương và chuyên gia đồng loạt đưa ra nhiều cảnh báo đến người dân và nhà đầu tư đang có ý định “săn đất”. Giá rao bán đất vùng ven đang tăng cao Trong hai tháng đầu năm 2025, giá rao bán đất vùng ven, đặc biệt tại Hà Nội, đã tăng từ 30% – 80% tùy khu vực. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của nhà đầu tư không tăng tương ứng, cho thấy số lượng giao dịch chưa có nhiều đột biến. Theo Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, giá đất vùng ven Hà Nội đã tăng liên tục trong những năm qua, khiến nhiều nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi. Thêm vào đó, thông tin về kế hoạch sáp nhập tỉnh đã khiến nhiều nhà đầu cơ chuyển hướng sang các địa phương khác thay vì tập trung vào đất nền lân cận Hà Nội. Dữ liệu tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương cho thấy sự gia tăng đáng kể như: huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) ghi nhận mức tăng 41%; Thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) và Thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương) lần lượt tăng 26% và 23%.  Mặc dù giá đất ở những khu vực này có xu hướng tăng, nhưng không đồng đều. Bình Dương duy trì đà tăng ổn định, trong khi giá đất tại Nhơn Trạch và Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng 20 – 30%, tiệm cận mức đỉnh năm 2022. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng thị trường đang bị đẩy giá quá nhanh. Nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng “sốt đất ảo” Trước thông tin về kế hoạch sáp nhập tỉnh, thành, một số địa phương ghi nhận tình trạng sốt đất ảo với sự xuất hiện của các nhóm người liên tục tìm hiểu, rao tin hoặc thực hiện giao dịch bất động sản trong thời gian ngắn. Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian gần đây, một số khu vực trên địa bàn đã xảy ra hiện tượng “sốt ảo” bất động sản. Nguyên nhân chủ yếu do một số nhà đầu tư và môi giới lợi dụng tin đồn sáp nhập để đẩy giá đất lên cao, tạo tâm lý đầu tư theo hiệu ứng đám đông. Họ thậm chí tổ chức giao dịch mua đi bán lại với mức chênh lệch lớn nhằm lôi kéo người dân tham gia góp vốn, mua bán trái quy định. Một số chủ đầu tư còn có dấu hiệu huy động vốn trái phép hoặc chào bán sản phẩm bất động sản khi chưa đủ điều kiện pháp lý. Tại Ninh Bình, UBND tỉnh cũng ghi nhận tình trạng giá nhà ở riêng lẻ và đất nền tại TP. Hoa Lư tăng đột biến từ đầu tháng 3/2025, xuất hiện các hành vi làm giá, thao túng thị trường. Trước đó, Công an tỉnh Thái Bình cũng đã cảnh báo về các chiêu trò lợi dụng tin đồn sáp nhập tỉnh để “thổi giá” đất. Những hiện tượng này không chỉ khiến thị trường bất động sản bị méo mó mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua thực, dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện và ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương Chuyên gia cảnh báo rủi ro khi nhà đầu tư chạy theo “sốt đất” Trước tình trạng giá đất tăng nóng, các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng để tránh rơi vào bẫy làm giá. Dù thị trường bất động sản năm 2025 đang có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng thông tin về sáp nhập tỉnh có thể trở thành chất xúc tác khiến nhiều người đổ xô gom đất theo hiệu ứng FOMO. Nếu không cân nhắc kỹ, nhà đầu tư có thể bị mắc kẹt trong dài hạn khi giá đất bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Theo chuyên gia, giai đoạn này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt với những nhà đầu tư mới. Giá bất động sản không chỉ bị tác động bởi thông tin sáp nhập mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như hạ tầng, vị trí, nhu cầu việc làm, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế địa phương. Nhà đầu tư cần lưu ý khả năng quy hoạch có thể thay đổi hoặc tiến trình sáp nhập diễn ra chậm hơn dự kiến. Ngoài ra, việc mua đất với giá cao hơn giá trị thực, đặc biệt tại những khu vực đang tăng nóng, có thể dẫn đến rủi ro tài chính lớn trong tương lai. >> Giải đáp vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không Trên đây là tin tức giá rao bán đất vùng ven tăng cao và cảnh báo từ chuyên gia mà mọi nhà đầu tư đều nên lưu ý. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Giải đáp sang tên sổ đỏ có cần đo lại đất không?

Sang tên sổ đỏ có cần phải tiến hành đo đạc lại không hiện là thắc mắc của không ít người dân. Đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất. Sang tên sổ đỏ có cần đo lại đất hay không? Sang tên Sổ đỏ là cách gọi phổ biến dùng để chỉ thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Vậy khi sang tên sổ đỏ có cần đo lại đất hay không? Với thắc mắc trên, bạn đọc có thể tìm lời giải đáp trong Nghị định 101/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Chính phủ có quy định rõ trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong đó, việc đo đạc lại thửa đất chỉ phải thực với các trường hợp cụ thể sau: – Thửa đất chưa có bản đồ địa chính hoặc chưa có trích đo bản đồ địa chính. – Trường hợp phải cấp mới Sổ đỏ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. – Khi có sự thay đổi về diện tích, ranh giới thửa đất so với thông tin trên Sổ đỏ cũ. – Khi thửa đất cần tách thửa để chuyển nhượng một phần. – Nhà nước đo đạc nếu diện tích đất giảm do sạt lở tự nhiên. Như vậy, không phải mọi trường hợp sang tên Sổ đỏ đều cần đo lại đất, việc này phụ thuộc vào tình trạng pháp lý của thửa đất. Nếu thửa đất đã có đầy đủ thông tin chính xác trên giấy chứng nhận và không có thay đổi gì về diện tích hay ranh giới, thì việc đo đạc lại là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu thửa đất thuộc trường hợp cần cấp mới Sổ đỏ hoặc có sự thay đổi về diện tích, ranh giới, thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành đo đạc để xác định lại thông tin trước khi hoàn tất thủ tục sang tên. Quy định về chỉnh lý bản đồ địa chính hiện nay Hiện nay, quy định việc chỉnh lý bản đồ địa chính cần tuân thủ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, quy định việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau: – Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất). – Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất). – Thay đổi diện tích thửa đất. – Thay đổi mục đích sử dụng đất. – Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất. – Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp. – Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia. – Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình. – Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ. Bên cạnh đó, điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT còn quy định rõ cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính như sau: – Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: Kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính,.. – Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa. – Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. – Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi. Trên đây bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc sang tên sổ đỏ có cần đo lại đất không, hy vọng đã mang tới quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Nhiều dự án bất động sản ở TP.HCM được đề nghị tháo gỡ khó khăn

Chiều ngày 20/3, một cuộc họp nhằm thảo luận về nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa đã diễn ra. Trong cuộc họp, nhiều dự án bất động sản ở TP.HCM được  đề nghị tháo gỡ khó khăn. Kiến nghị cấp giấy chứng nhận để tháo gỡ khó khăn cho dự án bất động sản 39-39B Bến Vân Đồn Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã kiến nghị bổ sung quy định trong dự thảo nghị định để cho phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) cho người mua tại dự án 39-39B Bến Vân Đồn nếu đã hoàn tất thủ tục và nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư. Riêng các căn hộ chưa bán và khu thương mại của chủ đầu tư sẽ xử lý theo bản án liên quan. Dự án này trước đó đã được xác định có sai phạm trong quá trình giao đất. Chủ đầu tư đã xây dựng tổ hợp căn hộ cao cấp, thương mại, văn phòng và bàn giao nhà từ 6 năm trước, nhưng cư dân vẫn chưa được cấp sổ hồng. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường lưu ý rằng cần quy định chặt chẽ về thủ tục cấp giấy chứng nhận để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Thời hạn giải quyết các vướng mắc cũng cần được nêu rõ trong nghị định, với thời gian hoàn thành trong vòng 12 tháng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo nghị định với chất lượng cao nhất trước khi trình Thủ tướng ban hành. Cần đẩy nhanh tiến độ cho dự án có nguồn gốc đất công số 11D Thi Sách Cuối tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho dự án tại 11D Thi Sách (phường Bến Nghé) và dự án 130 Hàm Nghi (phường Bến Thành), quận 1, TP.HCM. Dự án 11D Thi Sách có diện tích 2.147,8m², gồm 22 tầng, 3 tầng hầm. Chủ đầu tư ban đầu là Công ty TNHH Trung tâm Thương mại và Căn hộ Sài Gòn, một liên doanh giữa Công ty In Trần Phú (30%) và nhà đầu tư nước ngoài. Sau nhiều lần chuyển nhượng, Công ty Ánh Dương hiện nắm 95% vốn góp tại liên doanh. Mặc dù đã hoàn thiện phần ngầm và cất nóc vào năm 2018, dự án bị đình trệ từ tháng 11/2020 do hết tiến độ thực hiện các văn bản pháp lý đầu tư. UBND TP.HCM đang xem xét đề xuất điều chỉnh tiến độ và làm rõ việc thoái vốn của Công ty In Trần Phú. Rà soát tháo gỡ khó khăn cho dự án BĐS Golden Saigon Plaza Dự án 130 Hàm Nghi (Golden Saigon Plaza) có diện tích 1.482m², được cấp phép đầu tư từ năm 1994 nhưng vẫn chưa triển khai, gây lãng phí. Dự án thuộc Công ty TNHH Liên doanh Golden Saigon Plaza, liên doanh giữa Công ty Nhà Phú Nhuận (35%) và Orienstar International Co.Ltd (65%). Năm 2015, UBND TP.HCM đã chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, TP.HCM vẫn chưa giải quyết xong các vấn đề pháp lý liên quan. Ngày 12/3, UBND TP.HCM đã thành lập tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được làm Tổ trưởng để rà soát và tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tồn đọng. Mục tiêu là sớm đưa các dự án vào sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực phát triển. Trước đó, TP.HCM đã báo cáo lên Thủ tướng về 12 công trình, dự án lớn đang gặp khó khăn kéo dài, trong đó 6 dự án thuộc thẩm quyền Chính phủ, 3 dự án và 3 tài sản công thuộc thẩm quyền bộ, ngành. Trên đây là tin tức nhiều dự án bất động sản ở TP.HCM được đề nghị tháo gỡ khó khăn, hy vọng đã mang tới độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Cập nhật bảng tra ký hiệu các loại đất hiện nay

Bảng tra ký hiệu các loại đất sẽ giúp người xem biết chính xác loại đất được thể hiện trên bản đồ là loại đất nào, tránh những nhầm lẫn không đáng có. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cập nhật tới bạn đọc bảng ký hiệu các loại đất mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành. Vì sao cần tới bảng tra ký hiệu các loại đất? Theo Điều 9 Luật Đất đai năm 2024, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm đất lại được chia nhỏ thành nhiều loại đất như: Đất chuyên trồng lúa nước, đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất thương mại, đất quốc phòng – an ninh… Thực tế, các loại đất khi thể hiện trên bản đồ sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu. Do đó, để biết chính xác ký hiệu đó là loại đất gì thì phải căn cứ vào bảng ký hiệu các loại đất. Hiện nay, bảng ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính mới nhất đã được ban hành kèm theo Thông tư số  25/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bảng tra ký hiệu các loại đất mới nhất hiện nay Căn cứ theo Thông tư số  25/2015/TT-BTNMT, bảng tra ký hiệu các loại đất mới nhất hiện nay như sau: Bảng tra ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 12 loại đất sử dụng vào các mục đích khác nhau, cụ thể gồm:   STT Loại đất Mã  1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 3 Đất lúa nương LUN 4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 5 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 6 Đất trồng cây lâu năm CLN 7 Đất rừng sản xuất RSX 8 Đất rừng phòng hộ RPH 9 Đất rừng đặc dụng RDD 10 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 11 Đất làm muối LMU 12 Đất nông nghiệp khác NKH Bảng tra ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 38 loại đất sử dụng vào các mục đích khác nhau, cụ thể gồm:   STT Loại đất Mã 1 Đất ở tại nông thôn ONT 2 Đất ở tại đô thị ODT 3 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 4 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 5 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 6 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 7 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 8 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 9 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 10 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 11 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 12 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 13 Đất quốc phòng CQP 14 Đất an ninh CAN 15 Đất khu công nghiệp SKK 16 Đất khu chế xuất SKT 17 Đất cụm công nghiệp SKN 18 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 19 Đất thương mại, dịch vụ TMD 20 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 21 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 22 Đất giao thông DGT 23 Đất thủy lợi DTL 24 Đất công trình năng lượng DNL 25 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 26 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 27 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 28 Đất chợ DCH 29 Đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT 30 Đất danh lam thắng cảnh DDL 31 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 32 Đất công trình công cộng khác DCK 33 Đất cơ sở tôn giáo TON 34 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 35 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 36 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 37 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 38 Đất phi nông nghiệp khác PNK   Bảng tra ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng Nhóm đất chưa sử dụng được chia thành 3 loại đất với ký hiệu cụ thể như sau: STT Loại đất Mã 1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3 Núi đá không có rừng cây NCS   Trên đây bài viết đã cập nhật tới quý độc giả bảng tra kí hiệu đất để biết mục đích sử dụng mới nhất theo quy định hiện hành, hi vọng đã mang tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Tỷ lệ công khai bảng giá đất cấp tỉnh tăng hơn 41%

Tính đến tháng 10/2024, nước ta có 53/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (chiếm 84,13%) đã đăng tải công khai bảng giá đất trên cổng thông tin điện tử của địa phương. Kết quả tăng 41,23% so với năm 2023. Tỷ lệ công khai bảng giá đất và các thông tin đất đai khác đang ngày càng được cải thiện Tại Tọa đàm “Đánh giá việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2024”, ThS. Lại Thị Lan Vy (Trung tâm Thúc đẩy Giáo dục và Nâng cao Năng lực Phụ nữ) nhận định rằng tỷ lệ công khai thông tin đất đai đã có sự cải thiện đáng kể. Tính đến ngày 6/10/2024, 53/63 tỉnh, thành phố (tương đương 84,13%) đã đăng tải bảng giá đất trên cổng thông tin điện tử, tăng 41,23% so với năm 2021. Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, 70,9% trong số 704 UBND cấp huyện đã công khai thông tin này, tăng 23% so với năm 2021. Tuy nhiên, chỉ 32,06% hồ sơ kế hoạch sử dụng đất được ban hành đúng hạn (trước ngày 31/12/2023). Về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, 64,2% (tương đương 452 hồ sơ) đã được công khai trên cổng thông tin điện tử. So với vòng đánh giá đầu tiên, tỷ lệ công khai tăng 15,3%, nhưng giảm nhẹ 1,2% so với vòng thứ ba. Một số địa phương vẫn gặp tình trạng đường dẫn bị lỗi, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thông tin. Đáng chú ý, Bắc Giang là tỉnh duy nhất duy trì công khai đầy đủ qua ba vòng đánh giá từ năm 2022 đến nay. Việc công khai thông tin đất đai là nhiệm vụ quan trọng trong quản trị công, song Chỉ số PAPI cho thấy người dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thông tin này. Mặc dù Luật Đất đai 2024 và Luật Tiếp cận Thông tin 2016 quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, thực tế cho thấy vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Những kết quả tích cực trên cho thấy chính quyền địa phương đã nâng cao trách nhiệm giải trình, đồng thời nhận thức rõ hơn về nghĩa vụ chia sẻ thông tin đất đai với người dân. Tỉ lệ phản hồi cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân vẫn thấp Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước, đặc biệt ở cấp huyện, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cung cấp thông tin kế hoạch sử dụng đất của người dân. Trong bối cảnh không tổ chức chính quyền cấp huyện và thực hiện sáp nhập xã theo đề án của Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh cần chủ động công khai thông tin đất đai trước, trong và sau quá trình sáp nhập. Việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật là cần thiết để chính quyền cơ sở có thể cập nhật và duy trì thông tin đất đai trên cổng thông tin điện tử, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các kế hoạch sử dụng đất mới nhất. Khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, việc rà soát và điều chỉnh các quy định pháp luật liên quan đến tiếp cận và công khai thông tin đất đai là cần thiết để phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời, cần đảm bảo trang thiết bị và phần mềm hỗ trợ việc thu thập, quản lý, lưu trữ và truy xuất dữ liệu đất đai hiệu quả. Việc nâng cấp cổng thông tin điện tử cấp tỉnh và cấp xã cũng giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin do không còn chính quyền cấp huyện. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hành chính và Hình sự (Bộ Tư pháp), nhấn mạnh rằng với định hướng tổ chức chính quyền hai cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở), trước tiên cần sửa đổi một số quy định trong Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương. Đồng thời, cần rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tiếp cận thông tin… Việc áp dụng phương thức sửa đổi, bổ sung đồng bộ nhiều văn bản có thể giúp quá trình điều chỉnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu kỹ lưỡng các phương án sắp xếp bộ máy hành chính, đánh giá tác động để phân công hợp lý nhiệm vụ giữa cấp tỉnh và cấp xã. Điều này cần đi đôi với việc phân bổ nhân lực và nguồn tài chính phù hợp, đảm bảo chính quyền các cấp có thể thực hiện tốt chức năng của mình, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân. Trên đây là tin tức tỷ lệ công khai bảng giá đất và các thông tin đất đai nước ta đang ngày càng cải thiện, hy vọng đã mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/ Facebook: Rich Nguyen Academy

Vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không? Xem ngay quy định mới nhất

Vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không hiện là thắc mắc của không ít người dân. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tới bạn đọc thắc mắc này, đồng thời hướng dẫn cách để cả vợ và chồng đều có thể cùng đứng tên trên sổ đỏ. Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ là một thuật ngữ chưa được định nghĩa trong bất kì một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, đây là một từ thông dụng dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo khoản 21, Điều 3 Luật đất đai 2024 định nghĩa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Thêm vào đó, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, Sổ đỏ là một thuật ngữ phổ biến được dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và  quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Luật đất đai 2024. Vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không? Tại khoản 4, Điều 135 Luật đất đai 2024, Quốc hội có quy định trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào “sổ đỏ”, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng. Như vậy, với thắc mắc vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng khi quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đều là tài sản chung của vợ và chồng. Hướng dẫn cách để cả vợ và chồng đều có thể cùng đứng tên sổ đỏ Với các trường hợp nhà đất mới mua hay được chuyển nhượng cho hai vợ chồng thì cả 2 vợ chồng hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục để cùng đứng tên trong sổ đỏ theo quy định hiện hành. Còn với các trường hợp nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng Giấy chứng nhận đã cấp chỉ đứng tên 1 người thì cần phải cấp đổi Giấy chứng nhận để 2 vợ chồng cùng đứng tên. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận được tiến hành như sau: Chuẩn bị hồ sơ Căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: – Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK; – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; – Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cần thực hiện Theo quy định hiện hành, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cần thực hiện theo các bước sau: – Bước 1: Nộp hồ sơ Người có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận tiến hành nộp hồ sơ tại: bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; hoặc văn phòng đăng ký đất đai; hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. – Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. – Bước 3. Giải quyết yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành khai thác, sử dụng thông tin về tình trạng hôn nhân trong CSDLQG về dân cư. Trường hợp không khai thác được thông tin về tình trạng hôn nhân thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp thêm bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác về tình trạng hôn nhân. Đồng thời, văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 12/ĐK và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. – Bước 4: Trả kết quả Văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận cho người được cấp. Theo Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời hạn cấp đổi không quá 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trên đây bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không và hướng dẫn chi tiết cách để..

Dự án quảng trường – công viên cạnh hồ Hoàn Kiếm: lộ trình xây dựng

TP.Hà Nội xác định, dự án đầu tư xây dựng quảng trường – công viên sẽ gồm 2 phân kỳ. Trong đó, phân kỳ 1 sẽ đầu tư xây dựng phần nổi của quảng trường – công viên, dự kiến hoàn thành vào dịp kỉ niệm 2/9. Phân kỳ 2 đầu tư xây dựng công trình ngầm dưới quảng trường – công viên cùng với công trình ngầm nhà ga C9… Dự án quảng trường – công viên cạnh hồ Hoàn Kiếm chia thành 2 phân kỳ xây dựng Hà Nội đang triển khai quy hoạch và đầu tư cải tạo khu vực quảng trường – công viên phía Đông hồ Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 2,14 ha. Dự án này nằm trong kế hoạch chỉnh trang đô thị nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng, tạo điểm nhấn kiến trúc và cải thiện cảnh quan khu vực trung tâm thành phố. Theo thống kê, khu vực thực hiện dự án hiện có 47 chủ sử dụng nhà đất, trong đó bao gồm 12 tổ chức, cơ quan và 35 hộ dân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Ngoài ra, còn có một số hộ dân thuê nhà thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Khu đất này cũng có sự hiện diện của một số công trình có giá trị như Viện Văn học, Điện lực Hà Nội, Sở Văn hóa – Thể thao và khu vực tượng Bác Hồ trong khuôn viên Điện lực Hà Nội. Dự án được chia thành 2 phân kỳ xây dựng. Trong đó, phân kỳ 1 sẽ tập trung đầu tư xây dựng phần nổi của quảng trường – công viên theo hình thức đầu tư công, tạo không gian xanh và khu vực sinh hoạt cộng đồng hiện đại. Phân kỳ 2 sẽ triển khai xây dựng công trình ngầm ba tầng bên dưới quảng trường, đồng bộ với hạ tầng của nhà ga C9 thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, nhằm tối ưu hóa không gian sử dụng và nâng cao tiện ích giao thông công cộng. Việc triển khai dự án được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho khu vực hồ Hoàn Kiếm, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, đồng thời bảo tồn giá trị lịch sử – văn hóa của khu vực trung tâm Thủ đô. Lộ trình chi tiết phân kỳ 1 của dự án Phân kỳ 1 của dự án dự kiến hoàn thành vào dịp Quốc khánh 2/9, với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, TP. Hà Nội đã chỉ đạo triển khai các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo dự án không bị gián đoạn bởi những vướng mắc thường gặp trong đầu tư công. Theo đó, quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H1-1B sẽ được tiến hành song song với việc lập phương án kiến trúc, trong đó phương án kiến trúc dự kiến được phê duyệt trước ngày 16/4. Khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm được định hướng trở thành một quảng trường – công viên đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu không gian công cộng hiện đại, vừa bảo tồn những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử. Để thực hiện điều này, thành phố sẽ tiến hành khảo sát kỹ lưỡng, nghiên cứu tổ chức không gian ngầm với khoảng ba tầng hầm, đảm bảo kết nối với nhà ga C9 của tuyến metro Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Sau khi hoàn thiện phương án kiến trúc, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng cùng quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức lấy ý kiến từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư theo quy định. Đồng thời, thành phố cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc hạ giải tòa nhà Hàm Cá Mập trước ngày 30/4 để tạo mặt bằng cho dự án. UBND TP. Hà Nội xác định đây là một phần trong chuỗi dự án cải tạo chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm, góp phần nâng cao giá trị của khu Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm. Với tiến độ gấp rút, dự án hướng đến việc chào mừng các sự kiện quan trọng của đất nước. Hiện nay, các tổ chức có trụ sở trong khu vực thực hiện dự án đang tích cực ủng hộ kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của một số tổ chức, hộ gia đình phải di dời. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Với tầm quan trọng của dự án, Đảng ủy UBND TP. Hà Nội đã đề xuất Thường trực Thành ủy thống nhất chủ trương triển khai, bao gồm dự án đầu tư xây dựng quảng trường – công viên phía Đông hồ Hoàn Kiếm và dự án cải tạo, chỉnh trang, tái thiết không gian quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục. Đây được kỳ vọng sẽ trở thành công trình mang tính biểu tượng, kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử và hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng không gian đô thị của Thủ đô. >> Nam Định chuẩn bị khởi công khu công nghiệp gần 2.250 tỷ đồng Trên đây là lộ trình xây dựng dự án quảng trường – công viên cạnh hồ Hoàn Kiếm, hy vọng đã mang đến độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh..