Home Tin tức thị trường

Tin tức thị trường

Điểm tin bất động sản ngày 03/03/2023 cùng Rich Nguyen Academy

Chính phủ thông qua Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa: Mục tiêu thành trung tâm chế biến, chế tạo quy mô lớn; Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút FDI; Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư dự án lọc dầu với quy mô “khủng” ở Quảng Trị; Nguy cơ khủng hoảng của thị trường bất động sản. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 03/03/2023 cùng Rich Nguyen.

1. Chính phủ thông qua Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa: Mục tiêu thành trung tâm chế biến, chế tạo quy mô lớn

Ngày 27/02 vừa qua, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 153/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Thanh Hóa đã trở thành tỉnh thứ 4 ở Việt Nam được phê duyệt Quy hoạch tỉnh.

Quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, tiềm năng khác biệt và lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững. Đồng thời phát triển hài hòa và cân đối giữa các vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bằng, ven biển với vùng miền núi, giữa nông thôn với thành thị.

Chính phủ thông qua Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa: Mục tiêu thành trung tâm chế biến, chế tạo quy mô lớn
Chính phủ thông qua Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa: Mục tiêu thành trung tâm chế biến, chế tạo quy mô lớn

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển bền vững với phát triển nhanh, giữa phát triển theo chiều sâu với phát triển theo chiều rộng, trong đó phát triển chiều sâu là chủ đạo; đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hải Phòng, Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở miền Bắc của Tổ quốc.

Mục tiêu là tới năm 2030, phấn đấu đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp năng lượng, công nghiệp nặng, chế biến, chế tạo; dịch vụ logistics, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế chuyên sâu, văn hóa, thể thao; nông nghiệp quy mô lớn và giá trị gia tăng cao. Tới năm 2045 trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện và kiểu mẫu của Việt Nam.

Về phát triển ngành, lĩnh vực, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển các ngành quan trọng, coi đó là trụ cột phát triển. Cụ thể, sẽ tập trung phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của Bắc Trung Bộ và cả nước về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Quy hoạch tỉnh cũng đưa ra chi tiết phương án phát triển hạ tầng giao thông cấp quốc gia và phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh; Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; Phương án phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện; Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước; Phương án phát triển hạ tầng thương mại; Phương án phát triển hạ tầng xã hội; Phương án phát triển các khu xử lý chất thải,…

Về nhiệm vụ phát triển không gian lãnh thổ, Quy hoạch tỉnh đề ra Phương án quy hoạch xây dựng năm vùng liên huyện và phát triển bốn trung tâm kinh tế động lực cùng hành lang kinh tế. Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt là cơ sở pháp lý mở ra cơ hội và thời kỳ phát triển mới cho tỉnh Thanh Hóa.

2. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút FDI

2 tháng đầu năm 2023, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm khoảng 12,8% tổng số vốn đầu tư đăng ký,… Theo thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính 2 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 17 ngành trên 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm khoảng 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đến là ngành bán buôn, bán lẻ và vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 202,1 triệu USD, 141,9 triệu USD,…

Việc tìm kiếm nguồn vốn cho lĩnh vực bất động sản từ FDI hoàn toàn khả thi bởi vì bđs Việt Nam vẫn còn khoảng trống ở một số phân khúc nên việc thu hút FDI có nhiều cơ hội. Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng chính là phân khúc giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau đó đến bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút FDI
Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút FDI

Trong thời gian qua, Việt Nam có 1 số khu du lịch và nghỉ dưỡng tương đối tốt nhưng cách quản lý kinh doanh lẫn nền tảng khách hàng chưa phát triển. Do đó, sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy khách hàng đến Việt Nam.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, dù Thủ tướng đã chỉ đạo NHNN nới room tín dụng và giảm lãi suất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, vấn đề pháp lý chưa được giải quyết triệt để thì vẫn có nguy cơ mất dần đi sự cạnh tranh về việc thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường. Để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam rất cần nguồn lực này.

XEM FULL ĐIỂM TIN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 03/03/2023 TẠI ĐÂY:

3. Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư dự án lọc đầu với quy mô “khủng” ở Quảng Trị

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa làm việc với liên doanh các nhà đầu tư: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sun Commercial Import – Export and Service (Lào) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Sản xuất Dịch vụ Thương mại BFA (Việt Nam) – Công ty Green Power Global LCC (USA) liên quan tới việc tìm hiểu và đề xuất đầu tư nhà máy lọc dầu ở tỉnh Quảng Trị.

 Tại buổi làm việc, đại diện liên doanh nhà đầu tư, ông Souvanh Keosavang đã trình bày về đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Lào ở khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Theo đó, quy mô dự kiến của nhà máy khoảng 100ha, nhưng địa điểm và tổng mức đầu tư chưa được xác định cụ thể. Dự án dự kiến sử dụng nguyên liệu dầu thô để sản xuất ra các loại nhiên liệu như xăng, dầu, ga với công nghệ hiện đại. 

Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư dự án lọc đầu với quy mô “khủng” ở Quảng Trị
Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư dự án lọc đầu với quy mô “khủng” ở Quảng Trị

Được biết, trong khoảng thời gian vừa qua, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã thu hút thêm hàng chục dự án đầu tư có quy mô lớn như Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP Quảng Trị – 2.074 tỷ), Trung tâm Điện khí LG Hải Lăng (54.000 tỷ đồng) và một số dự án khác như Khu bến cảng Mỹ Thủy (14.234 tỷ), Cảng hàng không Quảng Trị (hơn 4.800 tỷ), Kho cảng Xăng dầu Việt Lào (1.120 tỷ), Nhà máy sản xuất thép hợp kim và inox (1.702,6 tỷ), Khu bến cảng CFG Nam Cửa Việt (640 tỷ),…

Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị, tính tới nay, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã có 55 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 375.000 tỷ, trong đó có 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 117.886 tỷ đồng. Trong đó, có 16 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 2.0000 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng là 298,5ha; 31 dự án đang được triển khai xây dựng với số vốn đăng ký 149.567 tỷ, tổng diện tích đất sử dụng dự kiến là 2.614ha.

4. Nguy cơ khủng hoảng của thị trường bất động sản

Hạn mức tín dụng bị thắt chặt và các vướng mắc về pháp lý chính là sức ép với thị trường bất động sản, có thể dẫn tới khủng hoảng. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho bất động sản có xu hướng chậm lại (từ 28% năm 2018 xuống còn 21,5% năm 2019 và chỉ còn 12% năm 2020). Dư nợ tín dụng bất động sản đã ở mức trên 2,58 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Hai kênh huy động vốn trung và dài hạn là chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp có tác động lớn tới thị trường bất động sản. Sau khi đạt đỉnh 1.542 điểm vào 23/02/2022, điểm số VN-Index đã giảm nhiều hơn tăng. Tới ngày 15/02/2023 chỉ còn 1.048,2 điểm, giảm đến 32%. Đây là mức giảm khá sâu của VN-Index, khiến kỳ vọng đạt đỉnh trở lại trong vài năm tới là rất khó khăn. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều thách thức từ đơn vị bảo trợ, đơn vị phát hành, nguồn vốn, lượng vốn đáo hạn lớn và lòng tin của các nhà đầu tư suy giảm. 

Nguy cơ khủng hoảng của thị trường bất động sản
Nguy cơ khủng hoảng của thị trường bất động sản

Ở đầu ra, nhu cầu thực, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở của công nhân tại khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ khá cao nhưng vì giá bất động sản ở mức rất cao, còn lãi suất tiền gửi hàng tăng nên không thực hiện được. Chênh lệch giữa giá bất động sản và thu nhập của người lao động ngày càng doãng ra.

Cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản có thể xảy ra vì những sức ép trên, có nghĩa là rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn với sơ đồ sau:

  • Sơ đồ 1: Ngân hàng siết nợ – giá bất động sản giảm – tài sản thế chấp bốc hơi – ngân hàng kiệt nợ – thắt nợ càng cao.
  • Sơ đồ 2: Vay vốn ngân hàng mua bất động sản – kích giá bán – vay mua tiếp – kích giá bán.

Nếu cuộc khủng hoảng xảy ra, đây là lần thứ 5 trong 3 thập kỷ qua. Một số đặc điểm của khủng hoảng trên thị trường bất động sản là có tính chu kỳ và “đỉnh” sau cách “đỉnh” trước khoảng 7 – 8 năm (có nghĩa là sau khi vượt qua “đỉnh” sang dốc bên kia, giá bất động sản sẽ giảm xuống, sau đó tăng dần, tới năm thứ 7 – thứ 8 mới đạt “đỉnh” mới). “Đỉnh” sau có giá cao hơn “đỉnh” trước với tốc độ được tính bằng lần. Ban đầu nhà đầu tư sẽ hưởng lãi lớn, còn những nhà đầu tư sau bị thua lỗ nặng.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị: