Home Tin tức thị trường

Tin tức thị trường

Điểm tin bất động sản ngày 04/08/2023 cùng Rich Nguyen

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 07/2023; Giải ngân đầu tư công bứt tốc, vượt cùng kỳ trên 80.000 tỷ đồng; Có tới 14 ngân hàng đi lùi lợi nhuận nửa đầu năm, tổng nợ xấu tăng 11%; Tại sao quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập?; Bình định phê duyệt cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Nhiều lấn cấn tại Dự án Khu công nghiệp Long Bình giai đoạn IIIB. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản ngày 04/08/2023 cùng Rich Nguyen.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 07/2023

Tình hình kinh tế – xã hội tháng 07 và 7 tháng năm 2023 xuất hiện một số điểm sáng đáng ghi nhận. Sản xuất công nghiệp tháng 7 khởi sắc, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,9% so với tháng 6 và tăng 3.7% so với cùng kỳ năm 2022. Cả nước có 13.700 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế toàn cầu suy giảm và thắt chặt chi tiêu tại nhiều nước khiến nhu cầu thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 07/2023
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 07/2023

Giải ngân đầu tư công bứt tốc, vượt cùng kỳ trên 80.000 tỷ đồng

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy ước tỷ lệ giải ngân 7 tháng đầu năm 2023 tăng 3,88% so với cùng kỳ về tỷ lệ và 80.777 tỷ đồng về con số tuyệt đối. Tuy nhiên, vẫn còn 40 bộ và 24 địa phương giải ngân đạt dưới tỷ lệ trung bình cả nước.

Giải ngân đầu tư công bứt tốc, vượt cùng kỳ trên 80.000 tỷ đồng
Giải ngân đầu tư công bứt tốc, vượt cùng kỳ trên 80.000 tỷ đồng

ƯỚC GIẢI NGÂN ĐẠT 35,49% KẾ HOẠCH, VƯỢT CÙNG KỲ

Tổng kế hoạch vốn năm 2023 là trên 808.179 tỷ đồng, bao gồm cả kế hoạch vốn kéo dài các năm trước chuyển sang (54.123 tỷ đồng). Ước thanh toán từ đầu năm đến hết tháng 7 là trên 284.238 tỷ đồng, đạt 35,17% kế hoạch.

Riêng nguồn vốn thuộc kế hoạch 2023, ước thanh toán đến hết tháng 7 đạt trên 267.625 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch (cùng kỳ 2022 đạt 31,61% kế hoạch) và đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính Phủ giao (cùng kỳ đạt 34,47%).

Ngoài ra, lũy kế thanh toán kế hoạch vốn các năm trước kéo dài sang năm 2023 đến hết tháng 7 đạt 16.613,2 tỷ đồng, đạt 30,7% kế hoạch.

Cũng theo Bộ Tài chính, có 12 bộ và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên trung bình của các nước.

Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Đồng Tháp (58,29%), Tiền Giang (56,3%), Long An (54,29%), Ngân hàng Phát triển (100%), Ngân hàng Nhà nước (63,38%), Ngân hàng Chính sách xã hội (62,75%), Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (47,14%).

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 40 bộ và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới tỷ lệ trung bình của cả nước, trong đó, có 32 bộ, cơ quan trung ương và 4 địa phương chỉ giải ngân được dưới 20% kế hoạch vốn.

Có tới 14 ngân hàng đi lùi lợi nhuận nửa đầu năm, tổng nợ xấu tăng 11%

Ngoài Big 4, đã có 24 ngân hàng TMCP tư nhân công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với 50% công bố lợi nhuận 6 tháng suy giảm so với cùng kỳ. Các ngân hàng có mức lợi nhuận 6 tháng suy giảm mạnh là BVBank, ABBank, EximBank, Techcombank, NCB, SeABank, LPBank…

Có tới 14 ngân hàng đi lùi lợi nhuận nửa đầu năm, tổng nợ xấu tăng 11%
Có tới 14 ngân hàng đi lùi lợi nhuận nửa đầu năm, tổng nợ xấu tăng 11%

Mặc dù vậy, theo thống kê của SSI Research, tổng lợi nhuận của các ngân hàng quý II/2023 vẫn tăng 3% so với cùng kỳ, tuy suy giảm 1,2% so với quý I/2023.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận ngân hàng chững lại nửa đầu năm nay là do sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng, trong khi NIM co hẹp (NIM giảm 15 điểm phần trăm so với quý trước) và nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng (tổng nợ xấu tăng 11 điểm phần trăm so với quý trước).

Tại sao quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập?

Vừa qua, tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính, ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, sau khi qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội, quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025.

Tại sao quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập?
Tại sao quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập?

Trong giai đoạn 2023 – 2025, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định, có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (Q.Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáng ứng yêu cầu phù hợp đối với điều kiện thực tế tại địa phương, gồm các yếu tố truyền thống, văn hóa…

Lý giải về thông tin trên, ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, các tiêu chí để sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và xã đã được nêu rõ trong Nghị quyết 1211 và Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, Q.Hoàn Kiếm tại Hà Nội đạt đủ tiêu chuẩn về dân số, nhưng không đạt tiêu chuẩn về diện tích. Bởi diện tích của Q.Hoàn Kiếm chỉ đạt 15% tiêu chuẩn (35km2), nên theo quy định, quận này thuộc diện phải sáp nhập hoặc tái cấu trúc.

Hiện tại, quyết định cuối cùng về việc sáp nhập các đơn vị hành chính vẫn đang trong quá trình xem xét và chưa được công bố chính thức.

Bình Định phê duyệt cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Theo cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh vừa được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt ngày 1/8/2023, bên cạnh nội dung hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (trừ hệ thống kỹ thuật bên trong tòa nhà).

Bình Định phê duyệt cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Bình Định phê duyệt cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Cùng với đó, Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng và giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án (trừ trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được giao theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 57, của Luật Nhà ở).

UBND tỉnh Bình Định cho biết, nguồn kinh phí hỗ trợ trên được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh, hằng năm theo kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều lấn cấn tại Dự án Khu công nghiệp Long Bình giai đoạn IIIB

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Báo cáo số 5670/BC – BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư và xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Long Bình giai đoạn IIIB, tỉnh Đồng Nai.

Nhiều lấn cấn tại Dự án Khu công nghiệp Long Bình giai đoạn IIIB
Nhiều lấn cấn tại Dự án Khu công nghiệp Long Bình giai đoạn IIIB

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan làm rõ về căn cứ pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nghĩa vụ tài chính trong việc cho các hộ dân, tổ chức mượn đất và thu hồi đất đã cho mượn, tạm bàn giao 24,77 ha/27,2 ha cho nhà đầu tư, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.

UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm rà soát quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan; lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để thực hiện Dự án.

Chính quyền địa phương cũng phải chỉ đạo làm rõ Dự án là Khu công nghiệp mở rộng của Khu công nghiệp Amata hiện hữu (bao gồm cả giai đoạn I, II và IIIA) hay Khu công nghiệp Amata – giai đoạn IIIA.

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị:

ĐỪNG BỎ LỠ