Home Tin tức thị trường

Tin tức thị trường

Điểm tin bất động sản ngày 07/04/2023 cùng Rich Nguyen Academy

Chính phủ chính thức phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung triển khai góp 120.000 tỷ đồng; Người mua nhà ở xã hội được vay lãi suất 8,2%/ năm; Condotel và officetel sẽ được cấp “sổ đỏ” nếu đủ điều kiện, hàng trăm nghìn nhà đầu tư vui mừng khôn xiết; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra và xử lý 700 dự án “ôm đất” chậm triển khai; Từ ngày 07/04, Hà Nội sẽ áp đơn giá xây dựng mới để tính bồi thường, cao nhất hơn 7 triệu/m2. Đây là những nội dung đáng chú ý trong điểm tin bất động sản từ ngày 01/04/2023 đến ngày 07/04/2023.

1. Chính phủ chính thức phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung triển khai gói 120.000 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công dân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2023”. Theo đó, Chính phủ sẽ nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và sửa đổi Luật nhà ở năm 2014 đồng bộ với Luật đấu thầu, Luật đất đai sửa đổi,…

Về vấn đề dành quỹ đất để làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân sẽ được sửa đổi theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh; bảo đảm quỹ đất, bổ sung quy định quy hoạch và bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân.

Chính phủ chính thức phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung triển khai gói 120.000 tỷ đồng
Chính phủ chính thức phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung triển khai gói 120.000 tỷ đồng

Đề án cho biết, trước mắt, vốn cho nhà ở xã hội phối hợp với NHNNVN triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho người mua nhà và chủ đầu tư của các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội vay. Lãi suất thấp hơn khoảng 1,5 – 2% so với lãi suất cho vay trung – dài hạn bình quân của ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm BIDV, Agribank, Vietinbank, Vietcombank).

Chính phủ cũng sửa đổi và bổ sung quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư thực chất hơn theo hướng dành 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội được hạch toán riêng. Doanh nghiệp được hạch toán những chi phí hợp lý và hợp lệ trong quá trình kinh doanh, đầu tư nhà ở xã hội vào giá thành.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sửa đổi quy định “các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng” theo xu hướng không bắt buộc chủ đầu tư phải để quỹ nhà ở để cho thuê. Phương án kinh doanh như cho thuê, bán, cho thuê mua sẽ do chủ đầu tư quyết định.

2. Người mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất 8,2% một năm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có hướng dẫn triển khai chương trình cho vay nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ. Chương trình có quy mô tối đa là 120.000 tỷ đồng, triển khai đến ngày 31/12/2030 hoặc kết thúc sớm hơn khi giải ngân hết gói.

Khách hàng vay vốn là chủ đầu tư dự án và người mua nhà ở những dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục do Bộ Xây dựng công bố. Mỗi người mua nhà chỉ được vay vốn 1 lần để mua 1 căn hộ trong số những dự án thuộc danh mục quy định. Mỗi dự án của chủ đầu tư cũng sẽ chỉ vay vốn một lần.

Về lãi suất, từ nay tới hết 30/6/2023, chủ đầu tư được vay 8,75%/ năm, kéo dài trong vòng 3 năm kể từ ngày giải ngân, còn người mua được áp mức lãi suất 8,2%/ năm trong 5 năm.

Người mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất 8,2% một năm
Người mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất 8,2% một năm

Từ ngày 01/07/2023, định kỳ mỗi sáu tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi tới các NHTM tham gia chương trình này. Nguyên tắc xác định lãi suất theo Nghị quyết số 33 của Chính phủ là thấp hơn 1,5 – 2% so với lãi suất vay trung – dài hạn bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại nhà nước.

Trao đổi trong cuộc họp tổng kết quý 1/2023, đại diện NHNN cho biết, chương trình cho vay nhà ở xã hội sẽ được thực hiện với dòng vốn từ 4 ngân hàng quốc doanh và mỗi ngân hàng tham gia với quy mô nhiều nhất là 30.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khi tham gia chương trình, các ngân hàng thương mại khác cần thực hiện theo hướng dẫn và có văn bản báo cáo NHNN.

Các ngân hàng có trách nhiệm xem xét và quyết định cho vay với khách hàng theo quy định của pháp luật về cho vay, đồng thời tự chịu trách nhiệm về quyết định đó. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, xử lý rủi ro với những khoản cho vay thuộc chương trình này sẽ được thực hiện theo quy định.

Hướng dẫn cho vay nên được đưa ra khi Thủ tướng vừa phê duyệt đề án xây dựng tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Đề án đặt mục tiêu tới năm 2030 xây được 1 triệu căn nhà ở xã hội (trong đó tới năm 2025 hoàn thành 428.000 căn). Tổng số vốn dự kiến là 849.000 tỷ đồng, chủ yếu là bằng vốn xã hội hóa.

Đề án này được kỳ vọng là sẽ giúp giá nhà phù hợp với khả năng chi trả của các hộ gia đình có thu nhập trung bình, thấp ở khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Dự báo tới năm 2030, cả nước cần khoảng 2,4 triệu căn nhà ở xã hội, trong đó tới năm 2025 là 1,2 triệu căn. Có 2,7 triệu công nhân làm việc ở khu công nghiệp, trong đó 1,2 triệu người có nhu cầu sở hữu nhà ở. Tới nay, Việt Nam mới hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp với 155.800 căn.

3. Condotel và officetel sẽ được cấp “sổ đỏ” nếu đủ điều kiện, hàng trăm nghìn nhà đầu tư vui mừng khôn xiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của những Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Theo đó, Nghị định bổ sung một số điều của những Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai. 

Theo đó, Nghị định 10/2023/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định 43 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Trong đó, bổ sung thêm quy định cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ cho công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú và du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ.

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình, những công trình này phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, đất đai, kinh doanh bất động sản. Thời hạn sử dụng đất theo quy định ở khoản 3, điều số 126 và khoản 1, điều 128 của Luật đất đai: Chủ sở hữu công trình xây dựng sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ điều kiện.

Condotel và officetel sẽ được cấp “sổ đỏ” nếu đủ điều kiện, hàng trăm nghìn nhà đầu tư vui mừng khôn xiết
Condotel và officetel sẽ được cấp “sổ đỏ” nếu đủ điều kiện, hàng trăm nghìn nhà đầu tư vui mừng khôn xiết

Nghị định 10/2023/NĐ-CP cũng quy định sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường những giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án. Trong trường hợp thay đổi nghĩa vụ tài chính phải nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính với sự thay đổi đó (ngoại trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo đúng quy định của pháp luật).

Song song với đó, chủ đầu tư cần phải nộp bản vẽ thiết kế và thông báo cho phép chủ đầu tư nghiên cứu hạng mục công trình, danh sách tài sản bao gồm thông tin tên tài sản, diện tích đất, diện tích xây dựng sử dụng chung và sử dụng riêng của từng tài sản.

Nghị định 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/05/2023. Nghị định mới này sẽ tháo gỡ được nút thắt “pháp lý” cho doanh nghiệp và người mua condotel, căn hộ khách sạn, officetel, biệt thự du lịch và các công trình khác phục vụ du lịch, lưu trú trên đất thương mại, dịch vụ.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý 700 dự án “ôm đất” chậm triển khai

Sáng ngày 4/4/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp kiểm tra và rà soát việc thực hiện những dự án vốn ngoài ngân sách có dùng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Thạch Thất. Tại cuộc họp, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất báo cáo, trên địa bàn huyện có 28 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai và chia làm 2 nhóm, trong đó đề nghị thu hồi đất và hủy quyết định thu hồi đất, rà soát hoặc chấm dứt với 15 dự án; tiếp tục rà soát thủ tục với 13 dự án.

Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý với những dự án chậm triển khai vốn ngoài ngân sách có dùng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, quan tâm chỉ đạo, giúp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trên địa bàn huyện.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị và địa phương tiếp tục tập trung kiểm tra, cũng như xử lý 700 dự án vốn ngoài ngân sách có dùng đất chậm triển khai trên địa bàn. Đồng thời kiên quyết thu hồi. chấm dứt, hỗ trợ thu hồi những dự án chậm triển khai không để tình trạng kéo dài, chây ỳ và coi đây là việc làm thường xuyên, định kỳ mỗi năm. Ông Thanh cũng nêu rõ, với những dự án đầy đủ thủ tục thì cho triển khai ngay theo từng bước và phân kỳ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý 700 dự án “ôm đất” chậm triển khai
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý 700 dự án “ôm đất” chậm triển khai

Ông Thanh cũng yêu cầu thống kê và phân loại các dự án theo quy định, đồng thời lựa chọn địa phương còn tồn tại nhiều dự án để kiểm tra, rà soát. Trước mắt tập trung kiểm tra và xử lý những dự án lớn chậm triển khai, cũng như phân cấp, phân rõ trách nhiệm cho mỗi đơn vị.

Chủ tịch thành phố cũng chỉ đạo các sở, ngành đẩy nhanh quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn vì đây là nền tảng để tháo gỡ khó khăn với những dự án sử dụng đất chậm triển khai. Ông Thanh nói: “Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhưng cũng quyết liệt thu hồi ngay các dự án chậm triển khai… Dù dự án quan trọng đến đâu cũng không để tổn hại đến lợi ích của người dân”.

5. Từ ngày 7/4, Hà Nội áp đơn giá xây dựng mới để tính bồi thường, cao nhất hơn 7 triệu/m2

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 05/2023 có hiệu lực từ ngày 07/04/2023 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm và vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, cũng như hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố. Theo đó, với những dự án và hạng mục đã chi trả xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường; hỗ trợ, tái định cư theo phương án được duyệt trước ngày Quyết định 05/2023 có hiệu lực thì sẽ không áp dụng, điều chỉnh đơn giá mới.

Với những dự án và hạng mục chưa phê duyệt phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư ở thời điểm Quyết định 05/2023 có hiệu lực thi hành khi xác định giá trị bồi thường và hỗ trợ theo đơn giá ở Quyết định này. Quyết định cũng nêu rõ việc áp dụng đơn giá có thuế giá trị gia tăng và không có thuế giá trị gia tăng tại quyết định 05/2023 được tổ chức thực hiện như sau: Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thường và hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân là đơn giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (theo quy định ở khoản 1, điều 5, thông tư 219/2013/TT-BTC).

Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thường và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức (căn cứ dựa trên cơ sở hồ sơ xác nhận của Chi cục thuế cấp huyện).

Nếu tài sản đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: Áp dụng đơn giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Nếu tài sản không kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: Áp dụng đơn giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng phương án bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế cấp huyện quản lý các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh phối hợp cung cấp thông tin về việc kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa hoặc tài sản, dịch vụ mua vào phục vụ việc hình thành tài sản của đối tượng này để áp dụng đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thường và hỗ trợ đúng quy định.

Quyết định 05/2023 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 07/04/2023 và thay thế Quyết định 18 ngày 14/10/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. 

—————-

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị: