Home Tin tức thị trường

Tin tức thị trường

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Dòng vốn vào thị trường bất động sản liệu có “khơi thông”?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được hình thành từ những năm 2000 và phát triển nhanh từ 2017 – 2012, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Mặc dù hành lang pháp lý luôn được sửa đổi nhưng vẫn trên đà “hoàn thiện”. Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp còn những “lỗ hổng” pháp lý tiềm ẩn rủi ro cho các nhà đầu tư và an toàn an ninh, cũng như tài chính tiền tệ.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước, ra quốc tế là những giải pháp tình thế để bình ổn các vấn đề cấp thiết trong ngắn hạn với thị trường trái phiếu nói riêng và tài chính nói chung.

Với sự ra đời của Nghị định 08, một nghị định được cho là có nhiều điểm mới tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp – Vậy với nghị định 65, thị trường trái phiếu sẽ gỡ được những vấn đề nào? Các điểm được tháo gỡ có khả thi hay không? Những nội dung sửa đổi của nghị định 08 về chào bán trái phiếu doanh nghiệp cụ thể ra sao? Liệu có tháo gỡ được khó khăn cho thị trường trái phiếu hiện nay không? Dòng vốn cho thị trường bất động sản có được khơi thông phần nào nhờ phát hành trái phiếu không? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn câu chuyện này trong bài viết ngày hôm nay: Nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Dòng vốn vào thị trường bất động sản liệu có “khơi thông”?

1. Những “lỗ hổng” pháp lý

Giai đoạn năm 2017 – 2021, tốc độ phát triển bình quân của thị trường TPDN khoảng 46%, riêng trong năm 2021, con số này đạt 56%. Giá trị phát hành mới TPDN trong năm 2021 là 658 ngàn tỷ đồng, trở thành nguồn cấp vốn mới lớn thứ 2 của thị trường tài chính cho nền kinh tế. Giá trị TPDN phát hành mới trong năm 2021 tương đương 53% tổng tín dụng cấp mới trong năm.

Sau 3 tháng đầu năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của thị trường TPDN rất cao nhưng sang tháng 4 đã sụt giảm mạnh, trong đó TPDN bất động sản gần như “vắng bóng”.

So với tiềm năng và sự tương quan với thị trường trong khu vực, quy mô của thị trường TPDN của nước ta còn khá khiêm tốn. Hiện nay, dư nợ của thị trường TPDN ở mức trên 15% GDP.

Những “lỗ hổng” pháp lý
Những “lỗ hổng” pháp lý

Theo ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chiến lược phát triển tài chính tới năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu tới năm 2025, dư nợ thị trường TPDN ít nhất đạt 20% GDP và đến năm 2030 ít nhất đạt 25% GDP. Như vậy, thị trường TPDN vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.

Với những quốc gia có thị trường vốn phát triển, dư nợ thị trường TPDN đều duy trì ở mức cao và riêng Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với một số nước như Singapore (38% GDP); Malaysia (56% GDP); Thái Lan (25% GDP),…

Về tổng thể, vốn huy động qua thị trường chứng khoán hiện nay chiếm khoảng 26% tổng lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế, trong đó, cổ phiếu chiếm khoảng 3,5% và TPDN chiếm khoảng 22,7%. Trên thực tế, sau thời kỳ “bùng nổ”, vào nửa cuối năm ngoái, thị trường TPDN riêng lẻ đảo chiều khi chịu tâm lý tiêu cực, sự “e ngại” của các nhà đầu tư lan rộng vì chứng kiến những vụ việc xảy ra tại Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát.

Niềm tin của các nhà đầu tư vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng lại càng khó “vực dậy” hơn khi thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, bế tắc. Trong năm 2022, có 420 đợt phát hành TPDN đơn lẻ với giá trị xấp xỉ khoảng 244.565 tỷ đồng, chiếm 96% tổng giá trị phát hành và giảm đến 66% so với cùng kỳ năm trước.

Việc huy động vốn qua thị trường TPDN trở nên khó khăn với doanh nghiệp. Hơn nữa, bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao làm tăng thêm áp lực về vốn đầu tư và duy trì sản xuất kinh doanh, tính thanh khoản của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, có khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận kinh doanh bị giảm mạnh càng gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trước khó khăn của thị trường, vào tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, hiệu quả, minh bạch, bền vững để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát lại cơ chế và chính sách, tập trung sơ kết, tổng kết để đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi hành lang pháp lý như Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, khẩn trương sửa Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước, chào bán TPDN ra thị trường nước ngoài và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật chứng khoán để nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành TPDN góp phần lành mạnh và minh bạch hóa thị trường.

Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan quản lý đã tích cực nghiên cứu và lấy ý kiến thành viên thị trường, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ ở trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế. Nghị định này đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 16/09/2022.

Mặc dù được đánh giá cao trong việc lành mạnh hóa thị trường TPDN sau khi những vụ việc tiêu cực xảy ra ở một số tập đoàn nhưng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, Nghị định số 65/2022 lại cho thấy nhiều vướng mắc.

Sau khi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực trong tháng 10/2022 chỉ có 1 đợt phát hành thành công, thị trường TPDN cũng suy giảm mạnh khi lượng phát hành giảm 25% so với cùng kỳ trong 10 tháng năm 2022. Trước thực tế này, rất nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc thắt chặt chính sách tiền tệ, Nghị định số 65 cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

Những thay đổi chung của Nghị định 65 hầu hết được cho là cần thiết, khi yêu cầu chuẩn hóa lại điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ, hướng tới nhà đầu tư chuyên nghiệp là tổ chức, nhất là siết lại tiêu chuẩn NĐT chuyên nghiệp tham gia sở hữu TPDN phát hành riêng lẻ,… Tuy nhiên, quá trình áp dụng vào thực tiễn cho thấy, những vướng mắc đã tạo áp lực lên hoạt động của các doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ trái phiếu.

Những thay đổi chung của Nghị định số 65 hầu hết được cho là cần thiết khi yêu cầu chuẩn hóa lại điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ, hướng tới nhà đầu tư chuyên nghiệp là tổ chức và nhất là siết lại tiêu chuẩn của NĐT chuyên nghiệp tham gia sở hữu TPDN phát hành riêng lẻ,… Tuy nhiên, quá trình áp dụng vào thực tiễn cho thấy, nghị định còn những vướng mắc, tạo áp lực lên hoạt động của doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn từ trái phiếu.

Trước thực tế của thị trường, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp lắng nghe các thành viên tham gia TPDN. Sau cuộc họp này, Bộ Tài chính cho biết sẽ rà soát lại khung pháp lý, kể cả Nghị định số 65/2002/NĐ-CP, cũng như ghi nhận góp ý của các doanh nghiệp về trạng thái thị trường. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu phải xem xét lại Nghị định số 65 nếu cần thiết.

Với sự tích cực của các bộ ngành liên quan và sự kịp thời trong chỉ định của Chính phủ, tới ngày 5/3/2023, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại những Nghị định quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.

XEM FULL BÌNH LUẬN ĐIỂM TIN TẠI ĐÂY:

2. Chuyên gia nhận định: Những nghị định, nghị quyết được ban hành gần đây là giải pháp tình thế, tạo điểm tựa cho thị trường trái phiếu vượt qua khủng hoảng, chứ không thể thúc đẩy thị trường trái phiếu tăng trưởng nhanh ngay trong giai đoạn này

Theo ý kiến của diễn giả Rich Nguyen cùng các chuyên gia phân tích thị trường tại Rich Invest:

Về cơ bản, Nghị định số 08 được ban hành với hai mục tiêu chính:

  • Thứ nhất, tạo ra nền tảng pháp lý để nhà đầu tư và tổ chức phát hành có thể thỏa thuận với nhau nhằm giải quyết trường hợp TPDN đến hạn nhưng không đủ khả năng thanh toán.
  • Thứ hai, tạm thời nới lỏng một số quy định về phát hành và chào bán TPDN riêng lẻ tại Nghị định số 65 để giúp các đợt phát hành mới có khả năng thành công cao hơn trong năm 2023.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Nghị định số 08 đã đưa ra ba nội dung sửa đổi và bổ sung chính như sau:

Một là, nhà phát hành có thể đàm phán với người sở hữu TPDN để thanh toán nợ gốc lãi đến hạn bằng tài sản khác nếu người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Đây là quy định được đưa ra để cung cấp thêm một hướng xử lý mới cho những nhà tổ chức phát hành đang gặp khó khăn trong việc thanh toán TPDN đến hạn. Quy định này phù hợp và có lợi cho những doanh nghiệp có tài sản như chứng khoán, BĐS đã hình thành, đầy đủ pháp lý, đủ điều kiện để chuyển nhượng. Đây cũng là giải pháp đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp các tổ chức phát hành chưa thể thanh toán bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, theo đánh giá dựa trên thực tế, khi thực hiện quy định này vẫn có thể phát sinh một số vướng mắc nhất định liên quan tới sự phụ thuộc vào quan điểm về giá trị tài sản đảm bảo, hoặc sự bất bình đẳng giữa các trái chủ (trái chủ có trái phiếu đến hạn sớm có cơ hội lựa chọn tài sản tốt hơn trái chủ có trái phiếu đến hạn sau). 

Hai là, nhà phát hành có thể xin ý kiến của trái chủ để thay đổi điều kiện điều khoản trái phiếu. Trong đó, nội dung được nhấn mạnh chính là thay đổi kỳ hạn trái phiếu lên tối đa 2 năm. Đây cũng là phương án tháo gỡ vướng mắc cho các tổ chức phát hành đang gặp khó khăn với những khoản trái phiếu đến hạn.

Tuy nhiên, theo thông lệ (tùy vào điều kiện và điều khoản của từng trái phiếu), với việc sửa đổi những điều kiện liên quan tới thanh toán như lãi suất, kỳ hạn, cần tỷ rất cao trái chủ đồng thuận (có thể tới 100%). Do vậy, Rich Nguyen cho rằng vẫn sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc gia hạn với các trái phiếu có số lượng nhà đầu tư lớn.

Ba là, ngưng thi hành một số quy định của Nghị định số 65 liên quan tới cách xác định NĐT chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu, yêu cầu xếp hạng tín nhiệm tới hết năm 2023. Việc nới lỏng điều kiện với các tổ chức phát hành sẽ phần nào giúp tăng khả năng phát hành trái phiếu mới trong năm 2023.

Nhìn chung, những nội dung này của Nghị định số 08 là những động thái tích cực, cho thấy nỗ lực của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, một số nội dung trong Nghị định 08 vẫn có thể dẫn tới những vướng mắc phát sinh khi đưa vào vận hành thực tế vì các diễn giải khác nhau. Rich Nguyen kỳ vọng sẽ có thêm những hướng dẫn từ phía cơ quan quản lý để các bên đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.

Ngoài ra, một số nội dung trong Nghị định số 65 vẫn đang gây nhiều khó khăn cho thị trường, nhất là yêu cầu kiểm toán định kỳ về mục đích sử dụng vốn trái phiếu. Nghị định 08/2023/NĐ-CP là giải pháp cấp thiết từ Bộ Tài chính để tháo gỡ các khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến hạn phải trả trong năm 2023 và 2024.

Chuyên gia nhận định: Những nghị định, nghị quyết được ban hành gần đây là giải pháp tình thế, tạo điểm tựa cho thị trường trái phiếu vượt qua khủng hoảng, chứ không thể thúc đẩy thị trường trái phiếu tăng trưởng nhanh ngay trong giai đoạn này
Chuyên gia nhận định: Những nghị định, nghị quyết được ban hành gần đây là giải pháp tình thế, tạo điểm tựa cho thị trường trái phiếu vượt qua khủng hoảng, chứ không thể thúc đẩy thị trường trái phiếu tăng trưởng nhanh ngay trong giai đoạn này

Tác động rõ nhất của Nghị định 08 là mở đường pháp lý cho các doanh nghiệp tái cơ cấu nợ trái phiếu trong sự đồng thuận của người sở hữu, tránh sự sụp đổ của một số doanh nghiệp, gây hiệu ứng tiêu cực tới hệ thống kinh tế. Qua đó, thị trường TPDN nói riêng và thị trường vốn nói chung đang suy yếu sẽ có cơ hội khỏe lại, đồng thời hồi phục niềm tin từ nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều rằng, đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế và tạo điểm tựa cho thị trường trái phiếu vượt qua khủng hoảng, chứ không thể thúc đẩy thị trường tăng trưởng nhanh ngay trong giai đoạn này. Nghị định 08/2023/NĐ-CP chỉ là một trong những giải pháp từ Chính phủ và Bộ Tài chính. Với sức nặng của thị trường kéo theo nền kinh tế thì một chiếc phao cứu sinh không cứu nổi mà phải có nhiều phao cứu sinh hơn.

Ví dụ như cách đây mấy ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP với nhiều giải pháp để tháo gỡ “điểm nghẽn” nguồn vốn tín dụng, quỹ đầu tư, trái phiếu,… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản và góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Nhà nước chỉ trao cơ hội pháp lý cho những doanh nghiệp tận dụng để sửa sai và khắc phục hậu quả. Còn gốc rễ của vấn đề phải là sự nỗ lực của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp tiếp tục phiêu lưu và phung phí cơ hội do Nghị định 08/2023/NĐ-CP hoặc Nghị định 33/NQ-CP mang lại, tiếp tục thiếu tôn trọng các cam kết với trái chủ, thị trường, doanh nghiệp sẽ mãi không thể thoát ra khỏi “vũng lầy” được. Và nhà đầu tư cá nhân hoặc đội nhóm đang tham gia thị trường bất động sản cũng nên lấy câu chuyện về thị trường TPDN làm bài học rút kinh nghiệm. Bởi vì chính chúng ta cũng không khác gì một doanh nghiệp thu nhỏ.

Và hãy luôn nhớ rằng:

THAY VÌ VAY MƯỢN NHIỀU ĐỂ CÓ MỨC LỢI NHUẬN ĐỦ NHIỀU, HÃY HỌC TẬP ĐỂ TÌM RA CÁC TÀI SẢN TĂNG TRƯỞNG CAO

Cố vay mượn hay huy động thật nhiều tiền để có thể tạo ra mức lợi nhuận đủ nhiều là việc sẽ mang tới cho cho bạn rủi ro cao. Có một cách khác giúp bạn vẫn đạt được mức lợi nhuận đủ cao với số vốn ban đầu bỏ ra vừa phải đó chính là nâng cao tri thức để biến mình thành mẫu lao động phức tạp chứ không phải lao động giản đơn.

Hãy follow và ấn theo dõi các nền tảng Rich Nguyen Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị: