Vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không hiện là thắc mắc của không ít người dân. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tới bạn đọc thắc mắc này, đồng thời hướng dẫn cách để cả vợ và chồng đều có thể cùng đứng tên trên sổ đỏ.
Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là một thuật ngữ chưa được định nghĩa trong bất kì một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, đây là một từ thông dụng dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo khoản 21, Điều 3 Luật đất đai 2024 định nghĩa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thêm vào đó, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, Sổ đỏ là một thuật ngữ phổ biến được dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Luật đất đai 2024.
Vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không?

Tại khoản 4, Điều 135 Luật đất đai 2024, Quốc hội có quy định trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào “sổ đỏ”, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Như vậy, với thắc mắc vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng khi quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đều là tài sản chung của vợ và chồng.
Hướng dẫn cách để cả vợ và chồng đều có thể cùng đứng tên sổ đỏ

Với các trường hợp nhà đất mới mua hay được chuyển nhượng cho hai vợ chồng thì cả 2 vợ chồng hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục để cùng đứng tên trong sổ đỏ theo quy định hiện hành. Còn với các trường hợp nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng Giấy chứng nhận đã cấp chỉ đứng tên 1 người thì cần phải cấp đổi Giấy chứng nhận để 2 vợ chồng cùng đứng tên.
Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận được tiến hành như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi
Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cần thực hiện
Theo quy định hiện hành, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cần thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận tiến hành nộp hồ sơ tại: bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; hoặc văn phòng đăng ký đất đai; hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
– Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành khai thác, sử dụng thông tin về tình trạng hôn nhân trong CSDLQG về dân cư. Trường hợp không khai thác được thông tin về tình trạng hôn nhân thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp thêm bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác về tình trạng hôn nhân.
Đồng thời, văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 12/ĐK và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
– Bước 4: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận cho người được cấp. Theo Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời hạn cấp đổi không quá 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trên đây bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ được không và hướng dẫn chi tiết cách để cả vợ và chồng đều có thể cùng đứng tên sổ đỏ. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
RICH NGUYEN ACADEMY
Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 999979
Email: info.richnguyen@gmail.com
Website: https://rna.richnguyen.vn/
Facebook: Rich Nguyen Academy