Home Top News

Top News

Top News

Hải Phòng: kế hoạch đấu giá khu cảng Hoàng Diệu để thực hiện dự án nhà ở thương mại và TMDV

Khu cảng Hoàng Diệu sau khi di dời sẽ được quy hoạch làm nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và công trình thương mại dịch vụ để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật ngay trong bài viết này. Hải Phòng lên kế hoạch đấu giá đất thực hiện dự án sân golf và thương mại dịch vụ TMDV UBND quận Ngô Quyền (TP. Hải Phòng) đang tiến hành lập quy hoạch để đưa khu đất ven sông Cấm – thuộc vùng lõi đô thị và bao gồm khu vực cảng Hoàng Diệu cùng một số doanh nghiệp – vào kế hoạch sử dụng đất năm 2025. Sau khi hoàn tất quy hoạch, khu đất sẽ được đưa vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất để triển khai dự án nhà ở thương mại kết hợp thương mại dịch vụ. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, sau khi cảng Hoàng Diệu – công trình được xây dựng từ năm 1874 – được di dời ra khu vực cảng nước sâu Lạch Huyện, toàn bộ khu đất tại đây sẽ được thu hồi để phục vụ công tác chỉnh trang đô thị. Phạm vi thu hồi bao gồm phần đất do Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu quản lý, đất của một số doanh nghiệp khác và khu dân cư ven sông Cấm (từ trụ sở UBND TP đến cầu Nguyễn Trãi). Khu vực này sẽ được quy hoạch thành khu chức năng gồm nhà ở thương mại và thương mại dịch vụ, với tổng diện tích hơn 9,44 ha. Trong đó, có 2 khu nhà ở thương mại rộng 2,74 ha và 4 khu đất thương mại dịch vụ chiếm 6,7 ha. Ngoài ra, phần diện tích còn lại sẽ được sử dụng để phát triển hạ tầng giao thông, công viên và cây xanh, tạo trục kết nối từ dự án kè sông Tam Bạc (quận Hồng Bàng) đến đường Ngô Quyền, góp phần tăng khả năng liên kết giữa đô thị mới và hạ tầng hiện hữu. UBND quận Ngô Quyền cũng đề xuất, sau khi hoàn tất quy hoạch, toàn bộ khu đất sẽ được tích hợp vào kế hoạch sử dụng đất năm 2025 và đưa vào đấu giá để nhanh chóng khai thác các vị trí đất vàng của khu vực trung tâm đô thị cũ Hải Phòng. Ngoài ra, lô đất rộng 1.158 m² tại số 4B Trần Phú, gần khu vực cảng Hoàng Diệu cũ, cũng được đưa vào kế hoạch đấu giá nhằm phát triển dự án nhà ở thương mại. Hải Phòng đấu giá đất xen kẹt để phục vụ chỉnh trang đô thị Trong kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ đưa nhiều khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt tại các khu vực trung tâm vào khai thác nhằm phục vụ chỉnh trang và phát triển đô thị. Một trong những khu đất lớn sẽ được đấu giá là lô đất rộng hơn 2,12 ha tại số 72 Lạch Tray – trước đây thuộc quản lý của Công ty May Hai. Khu đất này đã bị thu hồi vào năm 2024 do hết thời hạn sử dụng và không thuộc diện được gia hạn. Dự kiến, khu vực này sẽ được sử dụng để phát triển dự án nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị. Bên cạnh đó, lô đất rộng 1,35 ha tại số 20A Lê Hồng Phong – từng được giao cho Công ty TNHH Du lịch và Đầu tư EIE – cũng sẽ được đấu giá sau khi bị thu hồi vì chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng dù đã hết thời gian gia hạn. Một khu đất khác tại ngõ 42 Lê Lai, nối thông với ngõ 92 Lê Thánh Tông (quận Ngô Quyền), vốn là khu nhà tập thể cũ đã xuống cấp, cũng được đưa vào kế hoạch đấu giá. Khu đất này từng được quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh nhưng nay đã được điều chỉnh thành đất ở để khai thác hiệu quả hơn. Đáng chú ý, thành phố cũng sẽ đấu giá quyền sử dụng đất đối với 46 thửa đất nhỏ, siêu nhỏ có diện tích từ 1m² đến hơn 33m², nằm rải rác tại các tuyến phố lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Lợi, Lạch Tray và Lê Quang Đạo – đều thuộc quận Ngô Quyền. Đây là những phần đất còn sót lại sau các dự án như cải tạo chung cư cũ tại phường Đổng Quốc Bình (giai đoạn 1), xây dựng cầu Rào 1 và đường Đông Khê 2 (nay là đường Lê Quang Đạo). Các mảnh đất chéo, méo, không đủ điều kiện xây dựng độc lập này sẽ được thu hồi và đấu giá cho các hộ dân liền kề, góp phần hợp khối, hoàn thiện không gian đô thị, đồng thời tránh tình trạng hình thành các công trình “siêu mỏng, siêu méo” sau quá trình giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những giải pháp cụ thể của Hải Phòng trong việc chỉnh trang, sắp xếp lại không gian đô thị một cách đồng bộ, hiệu quả. Hy vọng tin tức kế hoạch đấu giá khu cảng Hoàng Diệu để thực hiện dự án nhà ở thương mại và TMDV của Hải Phòng đã mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn pháp lý 2025

Ghi hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn pháp lý 2025 giúp các bên mua bán tránh được những rủi ro, tranh chấp. Chi tiết cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn pháp lý 2025 sẽ được cập nhật ngay trong bài viết dưới đây. Cách ghi thông tin về nhà, đất Hiện nay Giấy chứng nhận về nhà, đất có nhiều loại đang có giá trị pháp lý, gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Thông tin về thửa đất, nhà ở trong hợp đồng được ghi theo đúng thông tin tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Lưu ý rằng, riêng về diện tích thửa đất thì các bên có thể thỏa thuận ghi theo diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc ghi theo diện tích thực tế. Trước đây khi cấp Giấy chứng nhận nhiều nơi đo thủ công nên diện tích ghi trên Giấy chứng nhận có thể không đúng với diện tích thực tế. Cách ghi giá chuyển nhượng nhà, đất Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở do các bên tự thỏa thuận nhưng nên ghi theo đúng thực tế, không nên ghi thấp hơn để giảm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Lý do là bởi khi các bên không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hợp đồng thấp hơn giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá để tính thuế thu nhập cá nhân là giá do UBND cấp tỉnh quy định. Bên cạnh đó, nhiều rủi ro khi ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế các bên đã thỏa thuận. Ví dụ như A và B thỏa thuận chuyển nhượng thửa đất diện tích 100m2 với giá 02 tỷ đồng, nhưng khi công chứng hợp đồng chỉ ghi là 1.5 tỷ đồng để giảm tiền thuế, lệ phí. Khi hợp đồng có hiệu lực nếu A (bên mua) chỉ trả đúng 1.5 tỷ đồng theo hợp đồng thì bên B (bên bán) rất khó yêu cầu A trả đủ 02 tỷ đồng. Cách ghi nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí Thuế thu nhập cá nhân Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư 111/2013/TT-BTC, người có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên chuyển nhượng là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng nộp thay thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Lưu ý rằng việc có hay không có thỏa thuận về người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ dẫn tới thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là khác nhau, cụ thể: – Nếu không có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng thì hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực – Nếu có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng thì hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (chậm nhất là thời điểm đăng ký sang tên). Lệ phí trước bạ Căn cứ Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, người đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng phải nộp lệ phí trước bạ. Nói cách khác, người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải nộp lệ phí trước bạ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thông thường thì bên nhận chuyển nhượng sẽ là người nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký biến động (đăng ký sang tên). Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Thực tế cho thấy không phải ai cũng biết khoản phí này khi chuyển nhượng nhà đất nên chỉ ghi chung chung trong hợp đồng là bên A hoặc bên B có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định. Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật. Thông thường phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận do bên nhận chuyển nhượng nộp, nhưng các bên được phép thỏa thuận về người nộp. Chuyển giao giấy tờ và nghĩa vụ đăng ký Thông thường bên nhận chuyển nhượng sẽ là người đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai. Để đủ điều kiện đăng ký biến động thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ giao giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho bên chuyển nhượng trước khi ký hợp đồng. Do vậy, bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý để yêu cầu bên chuyển nhượng giao Giấy chứng nhận và các giấy tờ khác có liên quan để thực hiện đăng ký sang tên. Trên đây là hướng dẫn cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn pháp lý 2025, hy vọng đã mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý..

Bình Thuận xây dựng kế hoạch khai thác 2.121ha đất

UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức cuộc họp để thảo luận phương án khai thác quỹ đất hai bên đường ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà và đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành, với tổng diện tích lên đến hơn 2.121 ha. Việc này nhằm cụ thể hóa quy hoạch, thu hút nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai của tỉnh. Phương án khai thác 2.121ha đất của tỉnh Bình Thuận Sáng 13/5, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp bàn về phương án khai thác quỹ đất hai bên đường ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà và đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và môi trường Bình Thuận, tổng diện tích dự án theo phương án quy hoạch, quản lý sử dụng đất hai bên đường ĐT.719B khoảng hơn 2.121 ha. Trong đó, diện tích quỹ đất để tính toán đề xuất phương án khoảng 1.302 ha. Trên cơ sở pháp lý, cập nhật các quy hoạch hiện hành vào ranh dự án Khai thác quỹ đất hai bên dường ĐT.719B, Sở Nông nghiệp và môi trường Bình Thuận đề xuất phương án theo quy hoạch tại hai xã Tiến Thành, Hàm Mỹ và đề xuất 1 khu đất đấu giá với diện tích hơn 29 ha. Phân chia thành 3 nhóm đất chính tại 6 khu vực, gồm:  – Nhóm đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất gồm 4 khu vực (khu vực 2, khu vực 3, khu vực 4, khu vực 5) có tổng diện tích hơn 1.259 ha; – Nhóm đất đấu giá quyền sử dụng đất gồm khu đất sạch do Nhà nước quản lý, các khu mỏ đã dừng khai thác, vị trí khu vực 6 thuộc xã Tân Thành với diện tích 27,81 ha; – Nhóm đất Nhà nước đầu tư công gồm khu đất quy hoạch đất tái định cư tại vị trí khu vực 1, nằm trên địa bàn xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam có diện tích 13,3 ha. Phương án khai thác quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành Theo Sở Nông nghiệp và môi trường Bình Thuận cho biết, tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 703 ha (quỹ đất và đường giao thông Hàm Kiệm – Tiến Thành). Trong đó, diện tích quỹ đất còn lại để tính toán đề xuất phương án hơn 643 ha, trong đó xã Tiến Thành hơn 107 ha, xã Hàm Kiệm hơn 535 ha. Trên cơ sở pháp lý, cập nhật các quy hoạch vào ranh dự án quỹ đất, Sở Nông nghiệp và môi trường Bình Thuận đề xuất phương án theo quy hoạch phân khu quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành (từ QL1A đến đường ĐT.719B), phân chia thành 2 nhóm đất chính tại 4 khu vực: Nhóm đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất, gồm khu vực 2 diện tích hơn 244 ha, khu vực 3 diện tích hơn 197 ha, khu vực 4 diện tích hơn 196 ha; nhóm đất Nhà nước đầu tư công gồm khu đất quy hoạch là đất tái định cư tại vị trí khu vực 1 có diện tích 4,58 ha. Việc cơ bản thống nhất theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và môi trường nhằm tăng cường thu hút và phân kỳ nhà đầu tư. Riêng đối với phương án khai thác quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Sở Nông nghiệp và môi trường nghiên cứu mở rộng diện tích đối với khu vực 1, đồng thời, rà soát tăng tối đa diện tích đất ở khu vực 3, nghiên cứu thu hút đầu tư loại hình khác khả thi hơn nhằm đảm bảo tăng tính hiệu quả. Đối với khu 4, cần tính toán, có phương án phù hợp hơn. Trước đó, theo Sở Nông nghiệp và môi trường Bình Thuận, việc đề xuất các phương án nhằm cụ thể hóa các quy hoạch đô thị trong việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống theo cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị. Phương án nêu trên vừa bảo đảm cân đối quỹ đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; vừa giải quyết vướng mắc nguồn vốn; sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận. Hy vọng tin tức Bình Thuận xây dựng kế hoạch khai thác 2.121ha đất đã mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Giải đáp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất được không?

Không ít trường hợp người sử dụng đất muốn thế chấp căn nhà nhưng không muốn thế chấp quyền sử dụng đất. Vậy có được thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất không? Lời giải đáp chi tiết sẽ có ngay trong bài viết này. Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất được không? Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Theo đó, tại Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thế tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như sau: – Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. – Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, pháp luật dân sự công nhận việc chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp đồng thời quyền sử dụng đất. Khi đó sẽ phát sinh 02 trường hợp: – Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất; – Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất. Xử lý tài sản khi thế chấp nhà mà không thế chấp đất thế nào? Cũng theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015, việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất được xử lý như sau: – Trường hợp chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất, tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất và nhà, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. – Trường hợp chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở nhà không đồng thời là người sử dụng đất, khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở nhà được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ngoài ra, trong trường hợp không có thỏa thuận gì khác, nếu không có khả năng chi trả, ngân hàng có thể sẽ thực hiện phát mãi cả tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất. Quy định điều kiện để thế chấp nhà hiện nay Theo khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở năm 2023, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây: – Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, nhà tình nghĩa,… – Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; – Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; – Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; – Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở. Ngoài điều kiện đối với nhà ở thế chấp, bên thế chấp còn phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự. (theo khoản 1 Điều 161 Luật Nhà ở 2023). Trên đây là giải đáp thắc mắc thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất được không, hy vọng đã cung cấp tới độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Thu hút mạnh FDI, Đồng Nai vươn lên thành trung tâm công nghiệp – logistics trọng điểm

Với lợi thế hạ tầng ngày càng hoàn thiện, dòng vốn FDI liên tục đổ về và quy hoạch công nghiệp bài bản, Đồng Nai đang vươn mình trở thành trung tâm công nghiệp – logistics chiến lược của cả nước và khu vực. Từ các khu công nghiệp quy mô lớn đến hệ thống giao thông liên vùng đồng bộ, cùng với “cú hích” từ sân bay quốc tế Long Thành, Đồng Nai không chỉ thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới mà còn mở ra cơ hội bứt phá cho logistics, thương mại và bất động sản công nghiệp. Đồng Nai đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút mạnh mẽ vốn FDI Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đầu tư hoàn thành 48 khu công nghiệp (KCN), trở thành địa phương có số lượng KCN nhiều nhất cả nước. Hiện tại, với 31 khu công nghiệp đang hoạt động, Đồng Nai đã thu hút gần 1.700 dự án từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư trên 35 tỷ USD. Những con số này khẳng định sức hút mạnh mẽ của Đồng Nai đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Để tiếp tục mở rộng tiềm năng thu hút đầu tư, Đồng Nai chú trọng phát triển quỹ đất và khai thác lợi thế hạ tầng giao thông, cảng biển. Nổi bật, tháng 2-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Long Đức (giai đoạn 2) tại huyện Long Thành. Dự án bổ sung thêm gần 294 ha đất công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp của tỉnh lên 37. Đáng chú ý, các khu công nghiệp lớn như Long Đức, Lộc An – Bình Sơn và Amata Long Thành đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu. Trong đó, Amata Long Thành nổi bật là khu công nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Đồng Nai, hướng tới thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao. Với quy mô đầu tư ngày càng mở rộng cùng hệ thống khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ, Đồng Nai — đặc biệt là khu vực Long Thành — đang vươn lên trở thành một trong những “tâm điểm sản xuất mới” của khu vực phía Nam. Đồng Nai vươn mình trở thành trung tâm logistics của cả nước và khu vực Với sự mở rộng mạnh mẽ của các khu công nghiệp, dòng vốn FDI gia tăng và hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, Đồng Nai đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm logistics quan trọng của cả nước và khu vực. Dự án trọng điểm quốc gia – sân bay quốc tế Long Thành – được xem là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng. Hiện dự án đang được yêu cầu rút ngắn tiến độ, đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025 và đưa vào khai thác trong nửa đầu năm 2026, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch điều chỉnh, tạo ra cú hích lớn cho lĩnh vực logistics, thương mại và dịch vụ. Song song đó, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm như cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3 và 4 TP.HCM, mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây… cũng đang đẩy nhanh tiến độ, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, gia tăng kết nối liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị hóa các khu vực lân cận. Sự bùng nổ của hạ tầng và dòng vốn đầu tư đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản quanh sân bay Long Thành. Nhu cầu an cư và đầu tư liên tục gia tăng, đặc biệt khi đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và lao động chất lượng cao đổ về khu vực tham gia chuỗi sản xuất – logistics. Những khu đô thị hiện đại, bài bản, liền kề sân bay với hệ thống tiện ích đồng bộ đang trở thành đích ngắm của nhà đầu tư thông minh, vừa phục vụ nhu cầu an cư lâu dài, vừa tối ưu khả năng sinh lời qua khai thác thương mại và cho thuê. Trên đây là tin tức Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp – logistics chiến lược nhờ thu hút mạnh FDI, hy vọng đã cung cấp tới độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Cập nhật địa điểm mới để người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ từ ngày 29/3

Từ ngày 29/3/2025, một số chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai như Hai Bà Trưng, Hà Đông, Hoàng Mai… được sáp nhập về hoạt động tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ mới. Do đó, bài viết này sẽ cập nhật địa điểm mới để người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ từ ngày 29/3. Địa điểm người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ từ 29/3 Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định 537/QĐ-TTPVHCC Hà Nội 2025 về việc điều chỉnh địa điểm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, từ ngày 29/3/2025, các chi nhánh của Văn phòng Đăng ký đất đai tại một số quận, huyện thuộc TP. Hà Nội sẽ chuyển đến các địa điểm mới để thực hiện thủ tục hành chính. Cụ thể: TT Tên chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Địa điểm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai Địa chỉ trước đây Địa chỉ hiện tại 1 Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh số 01 Trung tâm Phục vụ hành chính công: Số 258, Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ 2 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai Gộp chung về: Chi nhánh số 04 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trụ sở chính): Địa chỉ: Tòa nhà Liên cơ, số 8, ngõ 6 Bùi Huy Bích, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai 3 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hai Bà Trưng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hai Bà Trưng 4 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Bắc Từ Liêm Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Bắc Từ Liêm Chi nhánh số 05 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trụ sở chính): Khu C Khu liên cơ quan, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm 5 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Nam Từ Liêm Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Nam Từ Liêm Chi nhánh số 05 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Điểm tiếp nhận chính): Số 01 Huy Du, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm 6 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Long Biên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Long Biên Chi nhánh số 06 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trụ sở chính): Số 3 phố Vạn Hạnh, phường Việt Hưng, quận Long Biên 7 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hà Đông Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hà Đông Chi nhánh số 07 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trụ sở chính): Số 02, phố Hà Cầu, phường Hà Cầu, quận Hà Đông 8 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Gia Lâm Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Gia Lâm Chi nhánh số 06 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Điểm tiếp nhận chính): Số 03 Thuận An, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm 9 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thị xã Sơn Tây Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC – Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thị xã Sơn Tây Chi nhánh số 12 Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trụ sở chính): Số 01 Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây Như vậy có thể thấy, từ ngày 29/3/2025, một số chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các quận, huyện và thị xã của TP. Hà Nội đã chuyển về các địa điểm mới để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Các địa điểm cũ sẽ không còn tiếp nhận hồ sơ. Do đó, người dân cần lưu ý đến các chi nhánh mới để tránh gây nhầm lẫn và chậm trễ. Văn phòng/chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ không? Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không có chức năng cấp Sổ mà chỉ là nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính về đất đai. Căn cứ Điều 136 Luật Đất đai 2024, chỉ các cơ quan sau đây mới được cấp Giấy chứng nhận mới: – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và..

Khoảng 60% hợp đồng mua bán chung cư chứa điều khoản bất lợi cho người mua

Khoảng 60% hợp đồng mua bán chung cư chứa điều khoản bất lợi cho người mua là thống kê mới được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia công bố. Nhiều mẫu hợp đồng đã bị doanh nghiệp “cài cắm” các chi tiết gây bất lợi cho bên mua và “thêm thắt” những quy định mang tính chất loại trừ nghĩa vụ của bên bán. Phần lớn các mẫu hợp đồng đã bị doanh nghiệp “cài cắm” nhiều chi tiết gây bất lợi cho bên mua Theo Quyết định số 07/2024/QĐ-TTg, hoạt động mua bán căn hộ chung cư nằm trong danh mục 8 lĩnh vực bắt buộc đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung tại cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương (Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) và UBND cấp tỉnh (Sở Công Thương). Tại cấp Trung ương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định các mẫu hợp đồng. Từ ngày 1/7/2024, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực, đến hết tháng 3/2025, cơ quan này đã tiếp nhận 211 hồ sơ đăng ký mẫu hợp đồng mua bán căn hộ. Tuy nhiên, có đến 130 lượt hồ sơ bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do nhiều điều khoản chưa tuân thủ quy định bảo vệ người tiêu dùng. Phần lớn các hợp đồng bị phát hiện có các chi tiết “gài cắm” nhằm hạn chế quyền của bên mua và loại trừ nghĩa vụ của bên bán. Nhiều công ty còn cố tình để trống những phần quan trọng trong mẫu hợp đồng do Nhà nước ban hành để hạn chế quyền lợi người mua. Bên cạnh đó, nhiều hợp đồng tìm cách loại trừ nghĩa vụ bảo hành căn hộ, miễn trừ trách nhiệm làm thủ tục cấp sổ đỏ, và cài thêm điều khoản hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên mua khi bên bán vi phạm. Ủy ban cũng chỉ ra rằng nhiều mẫu hợp đồng còn vi phạm quy định chuyên ngành, liên quan đến việc thanh toán căn hộ hình thành trong tương lai, đóng kinh phí bảo trì, phạm vi bảo hành, hay xác định diện tích sở hữu chung và riêng. Tỷ lệ hồ sơ có điều khoản cần chỉnh sửa cụ thể như sau: – Hồ sơ có dưới 30 điều khoản cần hoàn thiện: 12,3% – Hồ sơ có 30–70 điều khoản cần hoàn thiện: 45,3% – Hồ sơ có 70–100 điều khoản cần hoàn thiện: 28,4% – Hồ sơ có trên 100 điều khoản cần hoàn thiện: 14% Thực trạng này cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp còn thấp”, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhận định. Các hồ sơ vi phạm sẽ không được thông qua, doanh nghiệp buộc phải sửa đổi và nộp lại. Người dân cần kiểm tra kỹ lưỡng hợp đồng trước khi đặt bút ký Người dân cần kiểm tra kỹ lưỡng hợp đồng trước khi đặt bút kýĐể hạn chế rủi ro khi giao dịch mua bán căn hộ chung cư, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị người dân cần kiểm tra việc doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc Sở Công Thương) trước khi ký kết. Việc kiểm tra có thể thực hiện qua website hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ quan này. Người mua cũng cần đọc kỹ nội dung hợp đồng, đặc biệt chú ý các điều khoản liên quan đến bảo hành, nghĩa vụ thanh toán và quyền xử lý khi xảy ra tranh chấp. Nếu có điểm chưa rõ, nên yêu cầu bên bán giải thích hoặc tham khảo ý kiến luật sư. Ngoài ra, người dân cần nắm chắc các quyền lợi của mình như quyền yêu cầu bảo hành, quyền đòi hoàn tiền, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi doanh nghiệp vi phạm. Đồng thời, người mua cũng phải lưu ý thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng, bao gồm thời hạn thanh toán, xử lý vi phạm nghĩa vụ và thời gian thông báo cho bên bán khi phát hiện hạng mục cần bảo hành, để tránh rủi ro không đáng có. Trên đây là tin tức khoảng 60% hợp đồng mua bán chung cư chứa điều khoản bất lợi cho người mua, hy vọng đã cung cấp đến độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Quy định xử phạt hành vi dùng sổ đỏ giả để mua bán nhà đất

Việc sử dụng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất ngày một phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ phải chịu xử phạt. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức phạt hành chính Tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, Chính phủ có quy định sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu hành vi sử dụng Giấy chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 20 triệu đồng. Hình thức phạt bổ sung Ngoài việc phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng. Đây là điều được Chính phủ quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP. Biện pháp khắc phục hậu quả Tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, Chính phủ quy định trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ đăng ký sang tên là giả) thì hủy bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng. Ngoài việc quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả thì Nghị định 123/2024/NĐ-CP còn quy định mức xử phạt đối với trường hợp khai báo không trung thực, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ nhà đất, cụ thể: – Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. – Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp trên. Như vậy, người dùng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 20 triệu đồng nếu bị phát hiện và còn thời hiệu; nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất là chung thân theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trên đây là giải đáp quy định xử phạt hành vi dùng sổ đỏ giả để mua bán nhà đất. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Theo nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, cả nước ta tới đây sẽ tiến hành sáp nhập còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Dưới đây bài viết sẽ cập nhật dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập. Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Về tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm hành chính (tỉnh lỵ) của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, dự kiến như sau: – 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Cao Bằng – 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất gồm: + Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang. + Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái. + Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên. + Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ. + Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang. + Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên. + Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng. + Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình. + Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình. + Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng. + Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi. + Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. + Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. + Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng. + Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk. + Hợp nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TPHCM. + Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai. + Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Long An. + Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ. + Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long. + Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. + Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau. + Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu sáp nhập Mục tiêu của việc sắp xếp là xây dựng chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu quả, gần dân, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát triển kinh tế (chú trọng kinh tế tư nhân), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao đời sống nhân dân. Sau khi Trung ương thống nhất, Chính phủ và địa phương sẽ xây dựng phương án chi tiết việc sáp nhập tỉnh, thành, xác định tên gọi, trung tâm hành chính mới, để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5-6 tới đây. Trên đây là..

Hướng dẫn tính phí đo đạc địa chính 2025 nhanh chóng, chính xác

Chi phí đo đạc địa chính là khoản tiền mà người dân phải bỏ ra khi đo đạc để cấp Sổ đỏ hay theo yêu cầu cần đo đạc trong giải quyết tranh chấp đất. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn cách tính phí đo đạc địa chính 2025 nhanh chóng, chính xác. Chi phí đo đạc địa chính là gì? Hiện nay, Luật Đất đai 2024 không có quy định cụ thể giải thích thế nào là chi phí đo đạc địa chính. Tuy nhiên có thể hiểu chi phí đo đạc địa chính (phí đo đạc đất đai) là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức… phải trả cho đơn vị thực hiện đo đạc địa chính khi họ tiến hành đo đạc lại đất đai và xác định lại ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Mỗi địa phương sẽ quy định về bảng giá dịch vụ đo đạc khác nhau, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương mà quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp. Khi quy định về phí đo đạc địa chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần đảm bảo mức phí đo đạc phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương mình. Cách tính phí đo đạc địa chính hiện nay Hiện nay, cách tính phí đo đạc địa chính được xây dựng trên cơ sở: Tiền lương tối thiểu vùng x Hệ số điều chỉnh nhân công/máy x Số ngày thực hiện theo định mức Đồng thời, chi phí đo đạc địa chính sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành do đó mỗi địa phương sẽ quy định mức phí khác nhau. Ví dụ tại Hà Nội, theo Quyết định 1358/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc đất đai Hà Nội quy định như sau: – Việc áp dụng đơn giá sản phẩm đối với các nhiệm vụ, dự án… sử dụng ngân sách nhà nước phải căn cứ loại hình đơn vị thực hiện để áp dụng cho phù hợp. Theo đó: + Doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên: Được áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá. + Đơn vị sự nghiệp công (trừ đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên) khi cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thì lộ trình tính giá theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể từ năm 20220 trở đi sẽ được áp dụng cột đơn giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên khi cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công được chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đo đạc; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất… thì phải trừ phần kinh phí đã được Ngân sách nhà nước hỗ trợ. Đối với chi phí nhân công, chi phí khấu hao nếu không phân tách được chi tiết thời gian, cơ cấu để thực hiện giữa các nhiệm vụ thì tính trừ chi phí nhân công (hoặc chi phí khấu hao) được xác định theo phương pháp phân bổ. Tỷ trọng ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí nhân công (hoặc khấu hao) cho đơn vị T (%) = Số tiền lương và các khoản đóng góp theo lương (hoặc khấu hao) ngân sách nhà nước hỗ trợ / Tổng quỹ tiền lương của biên chế được giao (hoặc tổng giá trị khấu hao trong năm của đơn vị). – Với đơn vị công lập tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên được áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá. Trên đây bài viết đã hướng dẫn chi tiết tới bạn đọc cách tính phí đo đạc địa chính 2025 nhanh chóng, chính xác. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Hà Nội kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đất đai

Tại một số địa phương ở Hà Nội đã xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép. Hà Nội khẳng định kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đất đai. Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính Ngày 22/4/2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND nhằm tăng cường kiểm soát và xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình triển khai sắp xếp lại các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo công điện, thời gian qua, Hà Nội đang tích cực thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính theo đúng định hướng của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tuy nhiên, tại một số địa phương, xuất hiện tình trạng cá nhân và tổ chức lợi dụng quá trình điều chỉnh địa giới để lấn chiếm đất, xây dựng công trình trái phép, gây ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp. Trước thực trạng đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu Giám đốc các sở, ban ngành cùng Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Mục tiêu là đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và giữ vững kỷ cương trong quá trình sắp xếp lại tổ chức hành chính trên toàn thành phố. Phân công nhiệm vụ các sở, ngành trong công tác quản lý, xử lý vi phạm đất đai tại Hà Nội Công điện 04/CĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội nêu rõ, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn. Yêu cầu đặt ra là không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tiếp tay hoặc tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm phát sinh. Đồng thời, các địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm quy định pháp luật, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm ngay từ giai đoạn đầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương rà soát hiện trạng sử dụng đất, đặc biệt là tại các khu vực đất công ích, đất nông nghiệp, ao hồ, đất chưa sử dụng có nguy cơ bị lấn chiếm. Đơn vị này sẽ tổ chức kiểm tra chuyên đề, xử lý nghiêm hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép, xây dựng không phép; đồng thời, đề xuất phương án quản lý hiệu quả và ngăn chặn tái vi phạm. Ngoài ra, Sở còn phối hợp cùng địa phương để khôi phục nguyên trạng tại các khu vực đã bị lấn chiếm. Sở Xây dựng có trách nhiệm tăng cường quản lý trật tự xây dựng. Lực lượng Thanh tra xây dựng sẽ phối hợp với chính quyền cơ sở để kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công hoặc đất lấn chiếm. Đồng thời, Sở hướng dẫn UBND các cấp trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm tại những địa bàn mới sáp nhập, không để phát sinh “điểm nóng”. Công an TP. Hà Nội được giao nhiệm vụ nắm bắt chặt chẽ tình hình an ninh trật tự, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai và trật tự xây dựng. Lực lượng công an sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác cưỡng chế, xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật. Đồng thời, cần chủ động phát hiện và đấu tranh với các tổ chức, cá nhân tiếp tay hoặc tổ chức chiếm dụng đất trái phép. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố sẽ tăng cường giám sát quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính liên quan đến đất đai và xây dựng, đặc biệt tại các địa phương đang thực hiện sắp xếp hành chính. Trung tâm sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và các địa phương rà soát các hồ sơ có dấu hiệu bất thường, phát hiện sai phạm để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, hệ thống tiếp nhận phản ánh qua nền tảng iHanoi sẽ được mở rộng nhằm hỗ trợ người dân phản ánh kịp thời vi phạm, giúp cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng. UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được phân công. Kết quả thực hiện phải được báo cáo định kỳ trước ngày 25 hàng tháng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định. Trên đây là tin tức Hà Nội kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đất đai, hy vọng đã cung cấp tới độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/

Giải đáp người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không

Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu đây cũng là vấn đề bạn đang thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp chi tiết nhé. Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không? Với thắc mắc người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không, bạn đọc có thể tham khảo ngay nội dung của Nghị định 100/2024/NĐ-CP để có được câu trả lời thỏa đáng. Cụ thể tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội. Theo đó, trường hợp dự án có đối tượng ưu tiên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 79 của Luật Nhà ở thì được ưu tiên mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định. Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên này trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án. Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của Danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm. Như vậy với quy định như trên, người khuyết tật và người có công với cách mạng được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định. Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án. Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm. Hiện nay, theo Luật Nhà ở 2025, có 5 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội gồm: Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới. Trường hợp có nhiều người cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ xét duyệt theo thứ tự ưu tiên nêu trên. Quy định hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội hiện nay Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội gồm: – Đơn mua nhà ở xã hội. – Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội như: Giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng hoặc giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ (bản sao chứng thực); giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo theo quy định; giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; giấy tờ chứng minh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác theo hướng dẫn của Bộ Công an. – Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở. – Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập như: Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội; giấy kê khai về điều kiện thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội đối với đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị (trường hợp không có hợp đồng lao động). Trên đây là giải đáp người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không, hy vọng đã mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn đầu tư bất động sản sinh lời cao từ diễn giả, nhà huấn luyện chiến lược Rich Nguyen, quý khách hàng vui lòng liên hệ: RICH NGUYEN ACADEMY Địa chỉ: Tòa C5 D’capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1900 999979 Email: info.richnguyen@gmail.com Website: https://rna.richnguyen.vn/